Đẩy mạnh xã hội hóa trong tổ chức lễ hội

(Baonghean) - Hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực khi tổ chức lễ hội là chủ trương vừa được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành. Đó là mục đích chính để đưa lễ hội trở về cội nguồn, nơi có sự tham gia một cách chủ động, sáng tạo của đông đảo nhân dân.
Từ cuối tháng Chạp, du khách thập phương về với đền Cờn ngày một đông, riêng nửa đầu tháng Giêng, trung bình một ngày có hàng nghìn lượt khách đến cầu an và dự kiến sẽ còn đông lên  gấp nhiều lần trong 3 ngày (19, 20, 21) diễn ra lễ hội đền chính. Lễ hội Đền Cờn là lễ hội truyền thống được người dân vùng biển tổ chức hàng năm cầu mong trời yên, biển lặng, đánh bắt nhiều hải sản, cầu lộc, cầu yên và là một nét sinh hoạt văn hóa dân gian cổ truyền mang đậm bản sắc văn hóa vùng biển Quỳnh Lưu. 
Từ năm 1999, sau một thời gian bị gián đoạn, lễ hội được phục hồi với ý nghĩa văn hóa và tâm linh sâu sắc, trở thành lễ hội  lớn của vùng. Đây là một lễ hội đặc sắc ở cả phần lễ và phần hội mà điểm nhấn chính là lễ khai hội, lễ cầu ngư… và nhiều hoạt động phong phú khác như đua  thuyền, đẩy gậy, kéo co và nhiều trò chơi dân gian truyền thống của vùng. Đến với Lễ hội Đền Cờn chúng ta cảm nhận được: một trong những lý do Lễ hội Đền Cờn thu hút đông đảo nhân dân tham gia vì ở lễ hội này người dân được tham gia với vai trò là một chủ thể thực sự. Vì vậy, không lạ khi trong những ngày lễ này tất cả người dân ở phường Quỳnh Phương (Thị xã Hoàng Mai) đều xem đây là một ngày hội chung của cả làng, hàng trăm con thuyền đều nghỉ đi biển, được trang hoàng, đón khách và tham gia vào đoàn rước, hội đua thuyền… Người dân quanh vùng và khách thập phương đến đây không chỉ được tham gia vào lễ hội mà còn có dịp để được hiểu con người, cuộc sống của những cư dân ven biển.
Hội thi Tiếng hót chim chào mào ở Lễ hội Đền Cờn (TX. Hoàng Mai).
Hội thi Tiếng hót chim chào mào ở Lễ hội Đền Cờn (TX. Hoàng Mai).
Sự tham gia, hưởng ứng của đông đảo người dân và du khách thập phương đã góp phần làm nên thành công của Lễ hội Đền Cờn và tạo nên sức sống, sự lan tỏa của lễ hội. Thể hiện rõ nhất là ở công tác tổ chức, công tác xã hội hóa lễ hội. Năm 2015, trước khi tổ chức lễ hội, UBND Thị xã Hoàng Mai đã chi nhiều tỷ đồng để tu sửa đường vào đền, lát lại sân đền Cờn, sửa chữa lại nhiều hạng mục khác trong đền. Ông Bùi Thái Linh, Trưởng Ban quản lý đền Cờn cho biết: Hàng năm ngân sách địa phương chỉ đủ chi phụ cấp cho 8 người trong ban quản lý đền. Phần còn lại từ tu sửa, mua sắm hiện vật, tổ chức lễ hội đều được huy động từ nguồn xã hội hóa hoặc trích một phần từ tiền công đức ở đền. Riêng trong năm 2015, từ nguồn xã hội hóa, đền đã huy động được hơn 300 triệu đồng để mua sắm hiện vật. Trước khi lễ hội diễn ra, BQL Đền đã huy động được các xóm và các tổ chức, cá nhân được hơn 50 triệu đồng để chuẩn bị lễ hội. Một số doanh nghiệp nhận tài trợ xăng dầu, áo quần đồng phục hỗ trợ các đội đua thuyền.
Ở huyện Nam Đàn, trao đổi với ông Nguyễn Thiện Dũng, Trưởng phòng Văn hóa huyện được biết: Việc xã hội hóa không chỉ là quyên góp tiền mà huy động với nhiều hình thức khác nhau. Ngay như trong Lễ hội Đền Vua Mai năm 2015, lễ hội sẽ không thể thành công nếu không có sự hỗ trợ của các xã, thị trấn và tùy theo yêu cầu của lễ hội huyện sẽ giao trách nhiệm cho từng địa phương. Ví như, hội thi gói bánh chưng sẽ giao cho thị trấn đảm nhiệm, UBND xã Vân Diên bên cạnh hỗ trợ cho ban quản lý đền thì sẽ tham gia vào Lễ Rước nước. Các xã khác thì góp sức vào việc tổ chức các chương trình văn nghệ, các giải thể thao. Bên cạnh đó, huyện cũng kêu gọi các tổ chức, cá nhân, hội đồng hương ở các tỉnh khác hỗ trợ cho lễ hội hoặc để tu bổ các hạng mục đã xuống cấp của đền thờ Vua Mai Hắc Đế. 
Mỗi năm, Nghệ An có 25 lễ hội chính và xã hội hoá lễ hội là cách mà nhiều lễ hội trên địa bàn tỉnh ta thực hiện theo chủ trương của Nhà nước, nhằm giảm ngân sách và tiến tới không sử dụng ngân sách trong tổ chức lễ hội. Trong đó có nhiều lễ hội hoàn toàn được tổ chức dưới hình thức xã hội hóa như Lễ hội Đền Quả Sơn, Lễ hội Đền Hoàng Mười, Lễ hội Đền Cờn… Việc kêu gọi xã hội hóa và để người dân được tham gia vào tổ chức các hoạt động lễ hội cũng chính là đưa lễ hội trở về giá trị ban đầu của nó bởi lễ hội được hình thành từ nhân dân, nó phải sống trong cộng đồng phục vụ cho chính lợi ích của người dân. Xã hội hóa, ngoài việc tạo được nguồn kinh phí thì đây còn là cách thức để phát huy trí tuệ, sức sáng tạo và sự tham gia tự nguyện của đông đảo nhân dân, qua đó góp phần phục dựng, bảo tồn những giá trị truyền thống, các tập tục cổ truyền tốt đẹp. Lễ Rước nước ở Lễ hội Đền Vua Mai và việc thành công khôi phục, dàn dựng lại tục rước voi, rước ngựa đã bị mai một, quên lãng cách đây 40 - 50 năm ở Lễ hội Đền Cờn là một minh chứng. Xã hội hóa còn là một dịp để những người con xa quê có cơ hội hướng tới quê hương, là dịp để họ bày tỏ lòng tri ân với tổ tiên, dòng tộc với quê hương. Rõ nét nhất trong số này là Lễ hội Đền thờ Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan ở xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương.  Để chuẩn bị chu đáo cho lễ hội “thập niên sự lễ” này con em trong dòng họ Nguyễn Cảnh đã huy động hơn một tỷ đồng để làm công tác chuẩn bị.  Riêng về Lễ rước, Ban Tổ chức dòng họ Nguyễn Cảnh đã mời chuyên gia là họa sỹ Trịnh Yên và nhóm cộng sự của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam làm tư vấn, thiết kế và tổng đạo diễn theo nghi thức truyền thống. Mọi công việc được chuẩn bị chu đáo từ 3 tháng trước ngày khai hội.
Tuy nhiên, không phải lễ hội nào cũng có thể dễ dàng huy động xã hội hóa và hiện xã hội hóa mới chỉ triển khai được với những lễ hội gắn với yếu tố tâm linh. Ngay như Lễ hội Đền An Dương Vương (Đền Cuông), dù mỗi năm thông qua nguồn công đức huyện Diễn Châu huy động được hơn 400 triệu đồng nhưng số đó cũng chỉ đủ để sửa chữa một số hạng mục trong đền và mua sắm một số lễ để phục vụ lễ hội. Phần còn lại hàng năm huyện vẫn phải trích ngân sách để tổ chức. Các lễ hội khác ở miền núi vẫn phụ thuộc vào ngân sách của huyện. Trước thực tế này, làm sao vẫn tổ chức được lễ hội nhằm giữ được các giá trị truyền thống nhưng vẫn phải tiết kiệm, không lãng phí là một vấn đề đặt ra. Ngoài ra, không thể dựa vào xã hội hóa để tạo “cớ” tạo “môi trường” cho các các hình thức cờ bạc, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác có cơ hội tồn tại.  Việc huy động các nguồn lực từ nhân dân cần thực hiện trên tinh thần tự nguyện, tự giác, khoan thư sức dân. Nhân dân tham gia không chỉ bằng đóng góp tiền của, công sức, trực tiếp biểu diễn, mà có thể chỉ là sự chủ động trong vai trò khán giả thưởng thức, hưởng ứng. Lễ hội phải tạo cơ hội cho tất cả người dân thuộc mọi tầng lớp được tham gia. Đánh giá về công tác tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua, bà Hoàng Thị Quỳnh Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khẳng định:  Ngày càng có nhiều lễ hội làm tốt công tác xã hội hóa, trong đó nguồn lực chính  từ nguồn công đức và đóng góp của các nhà hảo tâm. Tuy nhiên,  ở một số nơi, do cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức thấu đáo về trách nhiệm phục hồi, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có phục hồi lễ hội, nên trong chỉ đạo, triển khai, tổ chức chưa sâu sát, tích cực. Cũng vì thế mà công tác tuyên truyền, công tác quy hoạch lễ hội, bảo tồn phát huy di tích và công tác huy động xã hội hóa chưa hiệu quả. 
Thời gian tới, để các lễ hội được tổ chức hiệu quả hơn, cấp ủy, chính quyền các cấp nâng cao trách nhiệm phục hồi, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội. đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong phục hồi, quản lý và tổ chức lễ hội, tăng cường quảng bá lễ hội, kêu gọi xã hội hóa lễ hội. Hơn bao giờ hết, lễ hội cần phải trở về với nhân dân, phải về đúng với chủ thể ban đầu của nó và có như vậy các lễ hội mới trường tồn, mới trở thành một hoạt động văn hóa, truyền thống có ý nghĩa và không thể thiếu trong cộng đồng và mỗi địa phương.
Mỹ Hà

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.