UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Chống mù chữ - phổ cập giáo dục tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2013-2020”

(Baonghean.vn) - Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trước năm 2015 và nâng cao chất lượng, hiệu quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 và giáo dục trung học cơ sở vững chắc; phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Nghệ An có 100% đơn vị cấp huyện, thành, thị đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 và đạt chuẩn phổ cập bậc trung học; ngăn chặn mù chữ và tái mù chữ ở người lớn, ngày 06/02/2013, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 565/QĐ.UBND.VX về việc Phê duyệt Đề án “Chống mù chữ - phổ cập giáo dục tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2013-2020”. 

Nội dung Đề án có các nội dung trong tâm: Về chống mù chữ: Phấn đấu 100% số xã miền núi, vùng cao đạt chuẩn CMC-PCGDTH vững chắc. Giảm tỷ lệ người mù chữ trong độ tuổi ở vùng cao xuống dưới 1%, chung toàn tỉnh xuống dưới 0,5%. Mở các lớp XMC và giáo dục tiếp tục sau biết chữ để củng cố kết quả đạt được, chống tái mù.

Về phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi: Củng cố mở rộng mạng lưới trường, lớp đảm bảo đến năm 2020, 100% số trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi được học 2 buổi/ngày; năm 2015, huy động 90%, năm 2020 huy động 95% số trẻ 3 và 4 tuổi đến lớp mẫu giáo; huy động 25% số trẻ trong độ tuổi đến nhà trẻ vào năm 2015 và 30% vào năm 2020;  giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trẻ nhẹ cân dưới 8%, trẻ thấp còi xuống dưới 10%, phấn đấu đến năm 2020 có 100% trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non được học chương trình giáo dục mầm non mới, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào học lớp 1. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, phấn đấu đến năm 2015 có 85%, năm 2020 có 95% giáo viên dạy các lớp mầm non 5 tuổi đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trỏ lên, 95% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trỏ lên. Tâp trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các lớp mầm non 5 tuổi, xây dựng thêm ít nhất 6 trường chuẩn quốc gia tại các huyện miền núi cao, để làm mô hình mẫu và là nơi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ giáo dục mầm non. Phấn đấu số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi năm 2013 đạt 85%; đạt 100% vào năm 2014.

Về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi: Củng cố, duy trì kết quả PCGDTH đúng độ tuổi mức độ 1 trên phạm vi toàn tỉnh; đẩy nhanh tiến độ để đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi mức độ 2 và mức độ 2 vững chắc, kiên quyết chống bỏ học giữa chừng. Phấn đấu đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn đào tạo 100%, trên chuẩn 95%; đủ về số lượng để tổ chức dạy học 9 đến 10 buổi/tuần; cơ cấu đội ngũ đảm bảo để dạy các bộ môn theo quy định. Phấn đấu hoàn thiện khuôn viên nhà trường, 100% các trường học có nhà đa chức năng hoặc sân chơi bãi tập, sân vận động ngoài trời cho học sinh. Đến năm 2015: 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn PCGDĐĐT mức độ 1 vững chắc; 09 đơn vị vùng đồng bằng, thành phố, thị xã Thái Hòa đạt chuẩn PCGD Đ ĐT mức độ 2; có trên 60% đơn vị cấp xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi mức độ 2; phấn đấu năm 2020: 20/20 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn PCGDĐĐT đúng độ tuổi mức độ 2.

Về phổ cập giáo dục THCS: Củng cố, duy trì kết quả phổ cập giáo dục THCS vững chắc trên phạm vi toàn tỉnh , khắc phục có hiệu quả tình trạng bỏ học giữa chừng; Đội ngũ cán bố, giáo viên đạt chuẩn đào tạo 100%, trên chuẩn 85%, đủ về số lượng để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; cơ cấu đội ngũ đảm bảo để dạy các bộ môn theo quy định; hoàn thiện khuôn viên nhà trường, 100% các trường học có đủ phòng học, phòng học bộ môn, sân chơi bãi tập theo quy định. Đối với phổ cập giáo dục bậc trung học: Phấn đấu thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, thị xã Thái Hòa và một số huyện khác có điều kiện thuận lợi đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học vào năm 2015, các huyện còn lại đạt chuẩn phổ cập vào năm 2020. Công tác phân luồng sau THCS cũng được quan tâm thức hiện giúp học sinh lựa chọn và phụ huynh tạo cho con mình một hướng đi đúng đắn phù hợp sau khi đã tốt nghiệp THCS và THPT. Thực hiện tốt phân luồng sau THCS góp phần quan trọng vào việc đạt được mục tiêu giáo dục THCS và đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học; Nâng cao tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THCS không vào học THPT và GDTX cấp THPT vào học TCCN và học nghề đạt 20-30%.

Ngoài ra, Đề án cũng nêu ra các nhóm giải pháp cụ thể, như giải pháp về tuyên truyền; giải pháp xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; giải pháp xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất trường học; giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học; giải pháp về bảo đảm chế độ, chính sách đối với công tác CMC-PCGD và giải pháp chỉ đạo, tổ chức, phối hợp. Để thực hiện tốt Để án, UBND tỉnh đã giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành, thị và các Sở, ban, ngành liên quan phối hợp thực hiện tốt Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Nguyễn Trọng Hoàn (Sở GD&ĐT Nghệ An)

tin mới

Vai trò tổ liên ngành trong giải quyết đơn thư, tranh chấp ở Quỳ Hợp

Vai trò tổ liên ngành trong giải quyết đơn thư, tranh chấp ở Quỳ Hợp

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở ban hành các quy chế phối hợp, tổ công tác liên ngành xử lý, giải quyết các đơn thư, tranh chấp, vụ việc phát sinh trên địa bàn huyện Quỳ Hợp đã được thành lập, đi vào hoạt động. Đây là mô hình đầu tiên được triển khai trên địa bàn tỉnh, bước đầu cho thấy hiệu quả.

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.