Thủ khoa 'hạt tiêu' mong ước trở thành luật sư

(Baonghean.vn) - Mấy ngày nay, căn nhà nhỏ nằm sát triền đồi ở xã Nghĩa Hành, Tân Kỳ của cậu bé hạt tiêu Nguyễn Văn Cảnh, học sinh lớp 12 C1, Trường THPT Tân Kỳ rộn rã tiếng cười. Người thân, hàng xóm và bạn bè liên tục gọi điện đến chúc mừng khi biết tin Cảnh có tổng điểm khối C cao nhất của huyện Tân Kỳ với 26,25 điểm, trong đó Văn đạt 8,5 điểm, Sử đạt 8,5 điểm và Địa lý đạt 9,25 điểm, cộng cả điểm vùng được 27,75 điểm.

Vóc dáng nhỏ bé, Nguyễn Văn Cảnh được bạn bè, người thân gọi vui là cậu bé hạt tiêu. Chủ nhân "chiếc vòng nguyệt quế" cười tít mắt khi cho biết, dù hay tin mình có số điểm thi vào khối C cao nhất huyện từ mấy hôm nay nhưng đến giờ vẫn vẹn nguyên cảm giác ngỡ ngàng. "Thi xong em thấy mình làm bài cũng khá tốt dù đề năm nay không dễ, nhưng khi nhận được thông tin mình đạt điểm cao nhất khối c của huyện nhà, em rất bất ngờ", Cảnh chia sẻ.

Nguyễn Văn Cảnh (thứ 2 từ phải sang) chụp ảnh kỷ niệm cùng lớp học.
Nguyễn Văn Cảnh (thứ 2 từ phải sang) chụp ảnh kỷ niệm cùng lớp học.

Là học sinh chuyên khối C nhưng Cảnh học khá đều tất cả các môn. Nhiều năm liền, Cảnh luôn đạt học sinh giỏi toàn diện, từng đạt giải nhì học sinh giỏi tỉnh cả hai môn Lịch sử và môn Giáo dục công dân vào năm lớp 11.

Cô Lê Mai Hồng – giáo viên chủ nhiệm của Cảnh tỏ ra rất tự hào về cậu học trò cưng của mình vì theo cô, ngoài việc học tập tốt, Cảnh còn là cậu học trò rất ngoan, học giỏi mà còn rất nhiệt tình. Trong tất cả các buổi học cũng như sinh hoạt lớp, nếu có vấn đề gì Cảnh sẵn sàng trao đổi thẳng thắn. Ở lớp, bạn bè và thầy cô vẫn luôn ấn tượng với Cảnh bởi khả năng "nhớ cực dai, cãi cực chuẩn" của cậu lớp trưởng.

Giải thích điều này, Cảnh cho biết, khi đọc một văn bản nào đó thì em chỉ cần triển khai dàn ý với những ý chính trong đầu, sau đó chỉ cần lưu giữ những thông tin nổi bật, cần thiết nhất. "Em mong ước được học ngành luật, mọi người vẫn trêu “sẽ không ai cãi lý được với cậu luật sư này rồi'", Cảnh cười tươi rồi tếu táo thêm: "Mọi người bảo nhìn bề ngoài thấy em còi, em hiền, nhưng mỗi lần bức xúc chuyện gì là em cãi ghê lắm. Lúc đó trông em rất dữ tợn nên mọi người không dám cãi lại thôi".

Nguyễn Văn Cảnh chụp ảnh cùng cô giáo dạy Văn và bạn học.
Nguyễn Văn Cảnh chụp ảnh cùng cô giáo dạy Văn và bạn học.

Để có thành tích học tập như ngày hôm nay, Cảnh phải trải qua quá trình rèn luyện bản thân vất vả. Mỗi ngày ngoài việc học trên lớp, Cảnh ngồi vào bàn học từ 6h tối đến 12h đêm dành cho môn Địa, từ 12h đêm đến 2h sáng dành cho môn Văn, sau đó Cảnh ngủ đến 5h sáng và tiếp tục học môn Sử đến 6h sáng.

Cảnh chia sẻ: “Theo em, học khối C không nên học theo kiểu thuộc lòng, chúng ta cần phải hiểu được bản chất của mỗi bài học và điều quan trọng nhất là đam mê, chứ không nên ép bản thân. Trong các môn thì môn Địa, em thấy khô khan nên em dành thời gian nhiều hơn, khi học Địa cần kết hợp với atlat địa lý sẽ thấy thú vị hơn nhiều, môn Văn cần hiểu bản chất, cốt truyện của bài văn, nắm vững kiến thức. Với môn Sử, em học theo cách cổ điển là sự kiện quan trọng, ngày tháng em viết vào giấy dán khắp nơi”...

Ngoài giờ học, Cảnh thường đi chăn trâu giúp gia đình.
Ngoài giờ học, Cảnh thường đi chăn trâu giúp gia đình.

Khác với nhiều bạn trẻ luôn cảm thấy "khó nuốt" môn Sử, Cảnh lại cực kỳ yêu thích môn này. "Em học Sử không chỉ để thi, em học vì đam mê", Cảnh nói và cho biết, ngoài học ở trường, cậu còn cực kỳ mê đọc sách, nhất là những cuốn có liên quan đến lịch sử Việt Nam và thế giới.

Gia đình Cảnh rất nghèo,  nhà có 6 người, cả ba chị gái trước Cảnh đều vất vả gắn với nghề nông. Cả gia đình Cảnh dựa vào 3 sào ruộng, tiền công thợ xây của bố và số tiền đi chợ của mẹ. Ý thức được hoàn cảnh gia đình, thương bố mẹ, từ nhỏ Cảnh đã tập sống tự lập và luôn chăm chỉ làm việc nhà và đồng áng. "Em biết cha mẹ đã cực khổ rất nhiều nên sẽ cố gắng học thật tốt để có thể đỡ đần cho gia đình sau này và biến giấc mơ của mình trở thành hiện thực", Cảnh nở nụ cười đầy tự tin.

Phương Hảo

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.