Hành trình vượt lên số phận của người phụ nữ tật nguyền

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Đôi chân bị bại liệt từ nhỏ, cuộc đời gắn với chiếc xe lăn, gặp nhiều khó khăn khi hoạt động di chuyển, nhưng chị Phạm Thị Phượng (SN 1982) vẫn không ngừng vươn lên trong cuộc sống và xây dựng gia đình hạnh phúc.

Khu vực chợ Nghi Hương, thuộc khối Mỹ Thắng, phường Nghi Hương (thị xã Cửa Lò) có một ki-ốt bán thuốc tân dược khá đông khách, người bán là chị Phạm Thị Phượng - một phụ nữ tật nguyền, phải ngồi xe lăn. Theo người dân nơi đây, đằng sau cuộc sống bình dị và hạnh phúc của chị Phượng là một quá trình vượt lên hoàn cảnh, nỗ lực không mệt mỏi để chiến thắng số phận.

bna_1.jpg
Cuộc đời chị Phạm Thị Phượng gắn bó với chiếc xe lăn. Ảnh: Công Khang

“Năm lên 2 tuổi, sau một trận sốt cao, chân tay co giật, tôi bị bại liệt đôi chân. Mặc dù được bố mẹ đưa đi khắp nơi để chữa trị nhưng đều phải bó tay, đôi chân mắc chứng teo cơ, cứ nhỏ dần khiến tôi không thể đứng lên được. Cũng từ đó, tôi bắt đầu hành trình vượt lên số phận tật nguyền, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội”, chị Phạm Thị Phượng tâm sự.

Đến tuổi đi học, nhìn bạn bè cùng trang lứa tung tăng cắp sách đến trường, cô bé Phạm Thị Phượng khát khao có được niềm vui như các bạn. Nhưng ngặt nỗi, đôi chân của Phượng rất yếu, di chuyển quá khó khăn nên gia đình không thể đưa đến lớp.

bna_2.jpg
Nhờ được phẫu thuật, chị Phạm Thị Phượng có thể di chuyển bằng đôi nạng. Ảnh: Công Khang

Rất may mẹ của Phượng là giáo viên nên mỗi khi rảnh rỗi lại dành thời gian dạy con tập đọc, tập viết và làm Toán theo chương trình cấp 1 (tiểu học). Đôi chân khiếm khuyết nhưng bù lại Phượng tiếp thu bài nhanh và không hề thua kém các bạn được học ở trường.

Càng ngày, niềm khao khát học tập càng lớn, đến năm 1996, gia đình xin cho Phượng vào học lớp 5, và năm sau được học lên trung học cơ sở. Hằng ngày, Phượng được em gái học cùng khóa và các bạn cùng lớp thay nhau đưa đón.

bna_3.jpg
Chị Phạm thị Phượng bên quầy thuốc. Ảnh: Công Khang

Để đáp lại sự quan tâm của gia đình, thầy, cô giáo và bạn bè, cô bé tật nguyền ấy đã cố gắng học tập để đạt kết quả cao trong các kỳ học. Riêng năm lớp 9, Phượng đã tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh và đoạt giải 2 môn (Văn và Địa lý).

Lên Trung học phổ thông, Phạm Thị Phượng phải nghỉ học 1 năm để phẫu thuật và điều trị chân. Sau ca phẫu thuật, đôi chân của Phượng đã cứng cáp hơn nhờ những thanh nẹp, từ đây Phượng có thể di chuyển bằng đôi nạng.

Điều đó đã mang lại niềm vui và sự tự tin trên con đường học tập, đi đến tương lại cho nữ sinh tật nguyền. Tốt nghiệp Trung học phổ thông, Phượng thi đậu vào Khoa Dược, Trường Cao đẳng Y tế Nghệ An, ước mơ giảng đường đã thành hiện thực.

bna_5.jpg
Vợ chồng chị Phạm Thị Phượng. Ảnh: Công Khang

Tốt nghiệp ra trường, Phạm Thị Phượng đã đến liên hệ công việc ở nhiều nơi nhưng không có kết quả, vì chị thuộc đối tượng người khuyết tật. Cuối cùng, chị quyết định trở về quê, thuê ki-ốt kinh doanh thuốc tân dược ở chợ Nghi Hương.

Bà con mỗi khi cần thuốc chữa trị các loại bệnh thông thường thường tìm đến chị Phượng, một phần vì tin tưởng chị được đào tạo cơ bản, một phần nữa là để chia sẻ gánh nặng cuộc sống với người phụ nữ tật nguyền.

bna_4.jpg
Anh Phan Lê Hàn (chồng chị Phương) làm nghề sửa và cắt chìa khóa. Ảnh: Công Khang

Năm 2011, chị Phạm Thị Phượng tình cờ gặp anh Phan Lê Hàn (SN 1979) tại một đám cưới ở Bình Dương. Anh Hàn quê ở huyện Yên Thành, vào miền Nam làm công nhân. Từ sau lần gặp gỡ ấy, cả 2 đã thường xuyên liên lạc với nhau, rồi tình yêu nảy nở và hai người quyết định cùng xây đắp hạnh phúc gia đình.

Ban đầu cả hai bên gia đình đều phản đối, nhất là gia đình anh Hàn, vì anh là người khỏe mạnh, bình thường, nếu kết hôn với một người con gái tật nguyền sẽ phải chịu khổ suốt đời. Nhưng trước quyết tâm của đôi trẻ, năm 2013, hai gia đình đã đồng ý để anh chị tổ chức lễ thành hôn.

bna_6.jpg
Niềm hạnh phúc của gia đình chị Phạm Thị Phượng. Ảnh: Công Khang

Cưới xong, vợ chồng lại bước vào thử thách mới, anh chị bị hiếm muộn, phải điều trị tới năm 2019 mới sinh được con gái đầu lòng. 6 năm sống trong chờ đợi, lo âu và thấp thỏm, anh chị luôn gần gũi, làm điểm tựa để cùng nhau vững bước đi về phía tương lai. Hai năm sau (năm 2021), chị Phượng tiếp tục sinh đôi hai bé gái, vậy là mái ấm có 3 đứa trẻ, niềm hạnh phúc thêm đong đầy.

Giờ đây, các bé đều đang học ở trường mầm non, cuộc sống gia đình trông cậy vào quầy thuốc của vợ và công việc sửa khóa của chồng. Cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng mái ấm của anh chị luôn đầy ắp tiếng cười.

Phía trước đang rất nhiều thử thách, chúng tôi mong có đủ sức khỏe để nuôi dưỡng các con trưởng thành, có cuộc sống hạnh phúc. Và mong gắng sức làm ăn, tích lũy để xây dựng được ngôi nhà riêng, để cuộc sống gia đình đỡ vất vả.

_______________

CHỊ PHẠM THỊ PHƯỢNG

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.