Nghề biển Song Ngọc - Vì đâu nên nỗi?

(Baonghean) - Trong khi ở các địa phương khác ngư dân tập trung đầu tư tàu to, máy lớn vươn khơi đánh bắt hiệu quả cao, thì tại làng Song Ngọc (xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Lưu) nhiều ngư dân đang bán đi “cần câu cơm” từ bao đời nay của mình. Lý do vì sao?

» Ngư dân Hoàng Mai trúng đậm cá thu

 » Ngư dân Nghệ An chung vốn đóng tàu lớn

 » Ngư dân Nghệ An: 'Một ngày không ra khơi là thấy nóng ruột'

 » Ngư dân Nghệ An trúng đậm mùa biển mới
 

Dù không nằm sát biển, nhưng xã Quỳnh Ngọc từ xa xưa có nghề đánh bắt tương đối phát triển, trong đó có 2 xóm 12 và 13 (làng Song Ngọc) người dân chủ yếu sống dựa vào tài nguyên biển. Giữa năm 2016 trở về trước, Song Ngọc có tới 36 tàu, thuyền tạo việc làm cho khoảng 300 lao động nam trực tiếp tham gia đánh bắt hải sản và cũng chừng đó phụ nữ tham gia buôn bán cá và các sản phẩm từ biển. Nhờ đó, đời sống bà con rất ổn định. Tuy nhiên, sau thời điểm xảy ra sự cố môi trường biển tại Hà Tĩnh, người dân ở đây đã bán gần hết tàu thuyền, đến nay chỉ còn lại 5 chiếc.

Tìm hiểu nguyên nhân ngư dân Song Ngọc bán tàu, trong khi các địa phương khác giáp ranh với Song Ngọc như Sơn Hải, Quỳnh Long nghề biển vẫn diễn ra bình thường, thậm chí đang phát triển, thì hầu hết ngư dân Song Ngọc đều cho rằng “sản phẩm làm ra không bán được do sự cố môi trường biển”. Bên cạnh đó là do Song Ngọc không có bến tàu thuyền, nên không có chỗ neo đậu, rất khó khăn cho việc quản lý tàu thuyền cũng như bán cá; rồi việc cầu Sơn Hải bắc qua sông Thai - đường thủy duy nhất để ngư dân Song Ngọc ra biển - quá thấp, khiến tàu thuyền lớn không ra được; mà thuyền nhỏ thì bám biển không hiệu quả.

Ngư dân xã Tiến Thủy (Quỳnh Lưu) sửa sang ngư lưới cụ cho chuyến vươn khơi tiếp theo. 	Ảnh: Đức Anh
Ngư dân xã Tiến Thủy (Quỳnh Lưu) sửa sang ngư lưới cụ cho chuyến vươn khơi tiếp theo. Ảnh: Đức Anh

Thực tế, một số ngư dân Song Ngọc bán tàu còn bởi hiện nay các địa phương khác hầu hết đã chuyển đổi sang tàu to máy lớn, ít nhất cũng 4 sào để đi đánh bắt xa bờ. Trong khi những tàu ở Song Ngọc chủ yếu là tàu nhỏ, công suất từ 70 - 300CV, là tàu 2 sào đánh bắt vùng lộng nên không hiệu quả (ánh đèn yếu không thu hút hải sản lại gần). Anh Nguyễn Sơn ở xóm 12, cho biết: “Trước kia tôi làm nghề câu trên tàu 2 sào, nhưng gần đây không làm nữa vì không hiệu quả. Người ta đi tàu 4 sào ánh sáng rất mạnh, tàu mình “tối om”, mần răng mà thu hút được cá, mực nên tôi và nhiều người khác đành phải bán tàu. Hơn nữa, hiện nay do tin đồn về ô nhiễm môi trường biển lan truyền rộng quá, nên chúng tôi sợ nhiều người vẫn còn ngại sử dụng sản phẩm từ biển”.

Chẳng hiểu một số người dân Song Ngọc không nhận thức được hay cố tình gán ghép “sự cố ô nhiễm môi trường biển” có liên quan đến các sản phẩm từ biển tại những vị trí họ đánh bắt (Bắc Vịnh Bắc bộ)?. Họ có hiểu rằng chính nhận thức và hành động bỏ nghề, cùng một số đòi hỏi bồi thường thiếu căn cứ khi cho rằng hải sản ở vùng biển đánh bắt của họ cũng bị nhiễm độc do sự cố Formosa đã tạo nên “tin đồn” khiến người dân ngại sử dụng sản phẩm từ biển. Người chịu thiệt thòi nhất, gánh trọn vẹn hậu quả từ sự bất ổn về tình hình đánh bắt, tiêu thụ sản phẩm biển không ai khác chính là những ngư dân và những người sống bằng nghề liên quan đến biển.

Chưa hết, khi được hỏi, nếu như có một chính sách hỗ trợ tốt, có sẵn sàng vay vốn để trở lại với nghề bằng tàu to, máy lớn không? Anh Sơn trả lời “như được lập trình sẵn”: Quay lại nghề ai chẳng muốn, nhưng một khi “Fomorsa” vẫn còn tồn tại thì chúng tôi chưa nghĩ đến! Nhiều ngư dân ở Song Ngọc cũng trả lời như vậy. Điều đáng nói là, hầu hết người dân trước đây làm nghề liên quan đến đánh bắt, thu mua sản phẩm từ biển ở đây đang lâm vào cảnh thất nghiệp.

Chị Đặng Thị Nga - hộ chuyên sản xuất nước mắm và ruốc biển gia truyền ở Giáo xứ Mành Sơn (xã Tiến Thủy). Ảnh: Việt Hùng
Chị Đặng Thị Nga - hộ chuyên sản xuất nước mắm và ruốc biển gia truyền ở Giáo xứ Mành Sơn (xã Tiến Thủy). Ảnh: Như Thuỷ

Cùng với nghề đi biển, một nghề khác có “mối quan hệ mật thiết” với biển ở đây cũng rất phát triển, đó là nghề làm nước mắm. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, nhờ chế biến nước mắm nên đời sống của nhiều hộ dân ở giáo xứ Song Ngọc được cải thiện, tỷ lệ hộ khá chiếm hơn 50% tổng số hộ dân của 2 xóm 12 và 13; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 6% năm 2016 (năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo trên 30%). Nghề nước mắm cũng đang tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 100 lao động địa phương với thu nhập ổn định từ 4,5 - 5 triệu đồng/người/tháng. 


Có thể thấy, người dân Song Ngọc vô cùng năng động, cần cù, chịu khó, sáng tạo. Dù không ở sát biển, nhưng từ rất lâu đời Song Ngọc đã có nghề đánh bắt hải sản phát triển và trở thành nghề truyền thống khi họ nhận thức được biển sẽ đem lại no ấm, sung túc. Khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm chế biến từ hải sản của người dân ngày càng cao, thì nghề làm nước mắm đã được người dân Song Ngọc chọn để phát triển. Thương hiệu nước mắm Song Ngọc đã dần được hình thành và lan tỏa. Việc xây dựng Song Ngọc trở thành làng có nghề là điều mà người dân nơi đây cần hướng đến để phát triển.

Nhóm P.V

tin mới

Xuân Hoàng

Trồng lúa theo hướng hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao ở 'quê lúa' Nghệ An

(Baonghean.vn) - Mô hình ứng dụng máy cấy không người lái, chăm sóc bằng máy bay nông nghiệp, sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại huyện Yên Thành trong vụ Xuân này mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với trồng lúa bằng phương pháp truyền thống, lãi tăng hơn 10 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình.

Giá dịch vụ gặt máy ở Nghệ An bình ổn

Giá dịch vụ gặt máy ở Nghệ An bình ổn

(Baonghean.vn) - Thời điểm này, các địa phương ở Nghệ An đang bước vào vụ thu hoạch lúa Xuân. Để tránh tình trạng “cò” máy gặt, nâng giá máy gặt gây khó khăn cho người dân, chính quyền các địa phương đã vào cuộc tích cực, triển khai nhiều giải pháp để không xảy ra tình trạng bảo kê máy gặt.

Giống lúa lai ba dòng SYN8: Thêm sự lựa chọn cho bà con nông dân

Giống lúa lai ba dòng SYN8: Thêm sự lựa chọn cho bà con nông dân

(Baonghean.vn) - Được đưa vào sản xuất trong điều kiện có nhiều bất lợi về thời tiết nhưng SYN8 vẫn phát triển rất tốt với những ưu thế vượt trội: Mạ khoẻ, chịu rét tốt, đẻ nhánh, sinh trưởng và phát triển khoẻ, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn và sọc lá vi khuẩn, năng suất cao và ổn định.

Mướp hương ở xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn "cháy hàng" được giá. Ảnh: Văn Trường

Mướp hương Nghệ An 'cháy hàng' mùa nắng

(Baonghean.vn) - Nông dân trồng mướp hương tại xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn hiện rất phấn khởi do mướp hương luôn “cháy hàng” lại bán được giá cao, người trồng mướp có thêm nguồn thu nhập để cải thiện đời sống.

Giá vàng

Vàng tăng vùn vụt; Giá cà phê 'rơi tự do'

(Baonghean.vn) - Giá vàng tiếp đà tăng vùn vụt; Tuần tăng phi mã của đồng Yen Nhật; Cà phê trong nước giảm cực mạnh, trong trạng thái "rơi tự do", là những thông tin thị trường được cập nhật sáng 5/5.  

Tôm nuôi

Bước đầu xác định nguyên nhân tôm chết bất thường ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Các mẫu bệnh phẩm tại vùng tôm chết huyện Quỳnh Lưu chỉ có 1 mẫu cho kết quả dương tính với bệnh vi bào tử trùng EHP, ngoài ra đều âm tính với các dịch bệnh thường gặp. Do đó, nguyên nhân tôm chết có thể đến từ các bất cập trong quá trình nuôi tôm của các hộ dân nơi đây.

Trong mọi trường hợp, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền luôn được ưu tiên bảo đảm

Trong mọi trường hợp, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền luôn được ưu tiên bảo đảm

(Baonghean.vn) - Đại diện phía Ngân hàng Nhà nước khẳng định, trong mọi trường hợp, từ Luật Các tổ chức tín dụng cho đến Luật Bảo hiểm tiền gửi và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đều quy định mức độ ưu tiên, bảo đảm an toàn, khả năng chi trả và quyền lợi của người dân ở mức độ cao nhất.

Các hộ dân ký nhận tiền hỗ trợ

Chi trả hỗ trợ bổ sung cho 5 hộ dân Diễn Châu bị ảnh hưởng khi thi công cao tốc Bắc - Nam

(Baonghean.vn) - Chiều 3/5, tại xã Diễn Phú, UBND huyện Diễn Châu phối hợp với doanh nghiệp đầu tư dự án là Công ty TNHH Phúc Thành Hưng tổ chức chi trả bổ sung cho 5 hộ dân xóm 2, xã Diễn Phú bị ảnh hưởng bởi quá trình thi công dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt.

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

(Baonghean.vn) - Nguồn vốn đầu tư công xây dựng công trình “điện, đường, trường, trạm” đã trở thành động lực quan trọng có tính chất “mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Bởi vậy, đẩy nhanh hiệu quả giải ngân đầu tư công luôn được các địa phương, sở, ngành nỗ lực ưu tiên hàng đầu.