Người được "chọn" ở lại…

(Baonghean) - Đã sắp tròn 70 năm kể từ buổi chiều 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với 34 chiến sỹ tuyên thệ dưới cờ đỏ sao vàng ở Cao Bằng, đến nay người duy nhất còn sống là cụ Tô Văn Cắm, bí danh Tiến Lực, 93 tuổi, dân tộc Tày, quê huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), hiện cùng con cháu trú tại Thị trấn Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng. 

Năm 1941, Tô Văn Cắm thoát ly hoạt động cách mạng, năm 1942, anh Văn (Đại tướng Võ Nguyên Giáp) về hoạt động tại xã Tam Kim (huyện Nguyên Bình), Tô Văn Cắm được bạn là Nông Văn Lạc dẫn đến gặp anh Văn ở khu rừng dưới chân núi Slam Cao, rồi trở thành chiến sỹ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Nay người lính già Tô Văn Cắm vẫn nhớ như in trận 
“mở màn” Phai Khắt do anh Văn chỉ huy, diễn ra khoảng 5 giờ chiều ngày 25/12/1944. Toàn đội cải trang lính khố xanh, bất ngờ tập kích bắt sống 17 lính trong đồn và một tên cai. Đúng lúc ấy, viên đồn trưởng người Pháp cùng vài lính bảo vệ cưỡi ngựa trở về đồn. Một đội viên nổ súng bắn chết viên đồn trưởng. Trận đánh mở màn chỉ diễn ra trong vòng mươi phút. Hôm sau (26/12/1944) quân ta tiếp tục cải trang tiến đánh Đồn Nà Ngần nằm cách Đồn Phai Khắt khoảng 25 km. Đồn Nà Ngần có 22 lính khố đỏ do hai sỹ quan người Pháp chỉ huy, sáng 26/12, quân ta dùng trang phục của lính Pháp (lấy được trong trận Phai Khắt) cải trang làm lính dõng, lính tập, tiến vào đồn, bắn chết 4 tên, số còn lại bị bắt sống, riêng 2 sỹ quan chỉ huy người Pháp đi lên tỉnh chưa kịp về đã may mắn thoát được. Trận này diễn ra trong vòng 20 phút, ta thu nhiều chiến lợi phẩm, số lính khố đỏ bị bắt hôm ấy được thả về quê tu tỉnh làm ăn.
Năm 1946, chiến sỹ Tô Văn Cắm trong đoàn quân Nam tiến vào Rạch Giá (Kiên Giang) chiến đấu, bị thương phải chuyển ra Đà Nẵng điều trị, thời gian sau giải ngũ về quê. Năm 1947, quân Pháp nhảy dù xuống Bắc Kạn, anh Cắm tình nguyện tái ngũ làm Trung đội trưởng Pháo binh. Sau giải phóng Điện Biên, anh lại về quê nghèo làm Đội trưởng đội thuế, Chủ nhiệm hợp tác xã. Sau bao năm ở quê vật lộn với cuộc chiến đời thường, năm 1992 (tức 46 năm sau, bấy giờ đã 70 tuổi) CCB Tô Văn Cắm lại cùng gia đình người con trai thứ 4 làm cuộc “Nam tiến” lần 2 vào Lâm Đồng. Tại đây CCB - lão nông Tô Văn Cắm tiếp tục “bài ca vỡ đất” nhọc nhằn mưu sinh trên vùng kinh tế mới Đạ Tẻh. 
Trong 34 chiến sỹ Đội Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ngày ấy, có lẽ cụ Tô Văn Cắm là người không thành đạt trong binh nghiệp, bởi đời cụ 2 lần mặc áo lính, thì đều không đeo quân hàm, không lương không bổng, đến hôm nay cụ vẫn là lão nông tri điền chính hiệu. Là 1 trong 34 chiến binh có mặt từ ngày Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân còn trứng nước, những đồng đội cùng lứa với cụ có người sớm nằm lại chiến trường, nhiều người thành tướng, tá, riêng cụ thì vẫn lão nông tri điền thứ thiệt, “cắm” chốt tại những vùng đất nghèo khó nhất nước. Tờ Giấy chứng nhận thương binh của cụ bị thất lạc trong chiến tranh, vậy mà suốt mấy mươi năm cụ vẫn không kêu xin để làm lại chế độ đãi ngộ, trợ già. 
Dịp kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7/2013, ở tuổi 92, người cựu chiến binh già ấy mới tái nhận Giấy chứng nhận thương binh 4/4. Rồi 3 tháng sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp mãi mãi đi xa, theo tâm nguyện của cụ lính và chỉ đạo của Bộ Tư lệnh QK 7, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đạ Tẻh đến nhà đón cụ đi khám kiểm tra sức khoẻ, nếu đảm bảo sẽ đón cụ đi máy bay ra Hà Nội viếng anh Văn. Tuy nhiên, các bác sỹ khuyến cáo sức khoẻ của cụ hiện rất kém, nếu đi máy bay hoặc ô tô ra Hà Nội sẽ nguy hiểm tính mạng. Biết không thể ra Hà Nội đưa tiễn anh Văn, cụ đã khóc ròng và cụ đã lập bàn thờ Đại tướng tại nhà riêng, hàng ngày cụ cùng bà con chòm xóm dâng hương viếng Đại tướng. 
Sáng 12/10/2013, Lễ quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tiến hành trên khắp đất nước, riêng tại Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng, giới báo chí, truyền thông ghi nhận sự kiện: Người lính già Tô Văn Cắm là người đội viên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân cuối cùng còn sống, thay mặt 33 đồng đội của mình, kính cẩn dâng hương kính viếng anh Văn – người chỉ huy đội quân đầu tiên tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Và dịp 22/12/2014 này, cụ Tô Văn Cắm tiếp tục là người được “chọn” ở lại, thay mặt 33 đồng đội năm xưa ấy, chứng kiến sự vinh danh một quân đội anh hùng tròn 70 tuổi.
Giao Hưởng

tin mới

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Nhà hát Chèo Quân đội biểu diễn phục vụ chiến sĩ Nghệ An

Nhà hát Chèo Quân đội biểu diễn phục vụ chiến sĩ Nghệ An

(Baonghean.vn) - Tối 6/4, tại Trung đoàn 764, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Nhà hát Chèo Quân đội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức biểu diễn chương trình nghệ thuật phục vụ cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và nhân dân trên địa bàn đóng quân.

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(Baonghean.vn) - Chiều 14/3, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến với các điểm cầu trong toàn lực lượng.

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

(Baonghean.vn) - Thường xuyên phải gác lại nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ, các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An luôn nêu cao tinh thần vượt khó, vượt gian khổ, tận tụy phụng sự tổ quốc và nhân dân. Họ không quản ngại mưa gió, nắng cháy, hiểm nguy để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.