Người suốt đời vì văn hóa dân gian xứ Nghệ

(Baonghean.vn) Cố GS Trần Quốc Vượng - Nhà khảo cổ học nổi tiếng và là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian khi gặp PGS Ninh Viết Giao năm 2002 đã thốt lên vần thơ:

"...Từ Thanh vô Nghệ cũng gần thôi

Chốc đấy mà sao đã bảy mươi

Kho tàng văn học dân gian ấy

Vơi đầy...khơi mãi... mãi chưa nguôi"


Tôi đến thăm PGS Ninh Viết Giao ở khu tập thể Quang Trung -TP Vinh sau ngày ông đi viện về, mới thấy được công việc ngồn ngộn của ông. Trong phòng ở và làm việc có 48 tập bản thảo, có tập dày đến nửa gang tay về văn hóa văn nghệ dân gian, 15 giá sách các loại từ cổ chí kim, đóng bìa cứng. Quê ông ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nhưng ông vào làm việc tại Nghệ An từ năm 1956, đến năm 2011 là vừa tròn 55 năm, hơn nửa thế kỷ cống hiến cho xứ Nghệ. Cuộc đời của ông vừa dạy học, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đồng thời tiến hành sưu tầm nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian. Dấu chân ông đã in dấu khắp nơi, từ đồng bằng đến miền núi, từ miền xuôi đến miền ngược của vùng quê xứ Nghệ. Nhà thơ Lê Duy Phương xúc động trước công việc sưu tầm của ông:


"...Câu dân ca xứ Nghệ

Mắc võng cuộc đời

Thầy giáo, xứ Thanh..."

 PGS Ninh Viết Giao trong dịp dự Hội thảo về văn hoá dân gian ở Băng Cốc (Thái Lan) năm 1998.

 PGS Ninh Viết Giao trong dịp dự Hội thảo về văn hoá dân gian ở Băng Cốc (Thái Lan) năm 1998.

Trong quá trình làm việc, ông đã công bố hơn 46 quyển sách các loại, phân bố theo nhóm: Văn nghệ dân gian, Địa chí Văn hóa các dân tộc thiểu số, Thơ văn yêu nước và cách mạng, Bác Hồ và quê hương... Đáng chú ý có các tác phẩm: Câu đố Việt Nam, Hát phường vải, Hát dặm Nghệ Tĩnh, Ca dao Nghệ Tĩnh, Kho tàng truyện kể dân gian xứ Nghệ. Truyện cổ Thái, Thơ văn Xô Viết Nghệ Tĩnh, Truyện kể về Bác Hồ... Ông có 5 tập sách để lại dấu ấn trong độc giả (chủ biên hoặc tác giả chính): Địa chí văn hóa huyện Hưng Nguyên (837 trang), Về văn học dân gian xứ Nghệ (1046 trang), Địa chí văn hóa Quỳnh Lưu (1012 trang), Địa chí văn hóa Tương Dương (747 trang), Nam Đàn quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh (580 trang), Về xứ Nghệ (9 tập, 6100 trang)...


Không những sưu tầm văn học dân gian, PGS Ninh Viết Giao, với tư cách là chủ tịch Hội văn nghệ dân gian, còn chủ trì các hội thảo khoa học về văn hóa các dòng họ, về các danh nhân Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Biểu, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong, Phan Thúc Trực, về văn hóa truyền thống các tỉnh Bắc Trung Bộ... Ông còn gặp gỡ, tọa đàm với các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian ở Lào, Thái Lan, đại học Quảng Tây (Trung Quốc), hội thảo "Văn hóa dân gian với môi trường sinh thái tự nhiên" ở Nhật Bản. Sinh viên, nghiên cứu sinh các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Pháp, thường xuyên đến thư viện cá nhân của ông để tìm tài liệu phục vụ chuyên đề, luận văn khoa học.


Đến năm 2008 - 2009, đã 75 tuổi, PGS Ninh Viết Giao còn triển khai sưu tầm tư liệu nghiên cứu, chủ trì thực hiện trọn bộ "Nghệ An toàn chí" 22 tập, dự kiến hoàn thành vào năm 2012. Ông cũng đang viết tiếp chương cuối cùng của sách "Địa chí huyện Nghi Lộc" sẽ xuất bản vào đầu năm sau. Cũng trong dịp này, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam sẽ xuất bản: "Tổng tập Ninh Viết Giao" 40 tập, hiện nay đã in được 15 tập.


Trong một lần gặp gỡ PGS Ninh Viết Giao, nhà Việt Nam học người Nga - Niculin đã nhận xét: "Anh là người say mê khoa học và luôn tràn đầy dự định về các quyển sách, các bài báo mới.(1)" PGS Ninh Viết Giao được Nhà nước tặng huân chương, huy chương các loại, giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật 2001. Gần 80 tuổi đời, ông vẫn làm việc cần mẫn như con tằm nhả tơ, hết lòng phục vụ nhân dân, vì quê hương xứ Nghệ.

___________________

(1). Theo ghi chép của PGS- TS Chương Thâu năm 2006.

Phan Xuân Thành

tin mới

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

(Baonghean.vn) - "Bệnh sợ trách nhiệm" là tiêu đề bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản; được nhắc đến trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày10/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kỳ Sơn.

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

(Baonghean.vn) - Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhiều trẻ em ở huyện Tương Dương đã lâm vào hoàn cảnh mồ côi, có nguy cơ phải nghỉ học. Tuy nhiên, sự thiệt thòi của các em đã được bù đắp bằng tình thương, trách nhiệm của những người đỡ đầu qua Chương trình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương”.

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

(Baonghean.vn) - Đậu vào trường công lập là ước mơ của tất cả học sinh và phụ huynh. Nhưng, cơ hội này không dành cho tất cả các em, nhất là với những vùng chỉ tiêu thấp và số lượng học sinh dự thi đông.