Nhân rộng kết quả xã hội hóa trong xóa đói, giảm nghèo

(Baonghean) - Thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2011-2015, UBND tỉnh đã ban hành các chương trình hành động, trong đó có Quyết định số 4903/QĐ-UBND, phân công mỗi cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh nhận giúp đỡ 1 xã nghèo của 10 huyện miền núi khó khăn. Hoạt động đó bước đầu nâng cao đời sống của người dân, đồng thời tạo sức lan tỏa mạnh mẽ đến các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân cùng vào cuộc.

Thực hiện quyết định của UBND tỉnh, đến nay đã có 107 cơ quan, đơn vị nhận giúp đỡ 110 xã nghèo, trong 3 năm (2012-2014) với giá trị huy động đạt 137,36 tỷ đồng. Trong đó, những đơn vị, cơ quan làm tốt gồm: Tổng Công ty XDCTGT, Ngân hàng TMCP Bắc Á, Công ty CP Vật tư nông nghiệp, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Nghệ An, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Hội Doanh nghiệp CCB, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBMT Tổ quốc tỉnh, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Báo Nghệ An, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Giao thông Vận tải, Sở Y tế, Sở Xây dựng... Các đơn vị đã vận động cán bộ, công nhân viên ủng hộ tiền lương, trích từ nguồn tiết kiệm, vận động từ các nguồn tài trợ khác để giúp xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hỗ trợ giống cây, con để phát triển sản xuất, chăn nuôi... Phong trào giúp đỡ, ủng hộ người nghèo ngày càng sát với thực tế hơn với hình thức hỗ trợ “cần câu”. Hoạt động ngày càng đi vào chiều sâu, tạo sức lan tỏa rộng lớn. Các tổ chức, đoàn thể chính trị, xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và cá nhân tham gia ngày càng nhiều với những hình thức khác nhau.
Gia đình bác sỹ Nguyễn Minh Sơn trao dê cho vợ chồng anh Nguyễn Đức Sửu xóm 2 xã Thanh Lâm (Thanh Chương).
Gia đình bác sỹ Nguyễn Minh Sơn trao dê cho vợ chồng anh Nguyễn Đức Sửu xóm 2 xã Thanh Lâm (Thanh Chương).

Như dự án “Ngân hàng bò” của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được triển khai trên địa bàn tỉnh từ tháng 4/2010, hỗ trợ các huyện nghèo và huyện chịu nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra. Đến nay, 18 xã thuộc 9 huyện: Kỳ Sơn, Quế Phong, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Yên Thành, Nghi Lộc, Anh Sơn, Con Cuông, Quỳ Châu được hỗ trợ 495 con bò giống, tổng giá trị 3 tỷ 579 triệu đồng... Đây là một mô hình đặc biệt, không chỉ ở hiệu quả mà còn ở cách tư duy và phát triển dự án. Theo đó, mỗi hộ nghèo được tặng 1 con bò giống, sau khi bò giống đẻ lứa đầu tiên, hộ hưởng lợi tiếp tục chăm sóc bê con đến khi được 6-12 tháng tuổi sẽ chuyển giao cho Hội Chữ thập đỏ để tiếp tục chuyển cho hộ nghèo khác nuôi. Sau khi giao bê con, hộ hưởng lợi được hoàn toàn sở hữu con bò giống ban đầu.

Theo quy trình như vậy, số lượng bò giống sinh sản bê con gia tăng, đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều gia đình nghèo khác trên địa bàn được trợ giúp. Qua khảo sát thực tế, nhiều hộ được thụ hưởng chương trình đã thoát nghèo. Bà Trương Thị Nga ở xóm 7, xã Hưng Lam ở với người mẹ già 90 tuổi. Được thụ hưởng từ chương trình 1 con bò giống, nhờ nắm bắt kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản đúng quy trình, qua nhiều năm, từ tiền bán bê cộng với tiền anh, chị em hỗ trợ, chị đã làm được ngôi nhà ngói cao ráo, rộng rãi. Bà Tô Thị Sâm (mẹ chị Nga) rưng rưng nước mắt: “Nhờ có chính sách ưu đãi của Nhà nước nên mẹ con tôi đã có ngôi nhà để ở, yên tâm hơn khi mưa gió xảy ra...”. Hay gia đình anh Trần Văn Trực cũng nhờ được hưởng lợi từ dự án mà từ một gia đình nghèo với 6 người, cơm không đủ no, nay mỗi năm đủ tiền đóng học phí cho 2 con gái học đại học ở Hà Nội và 2 con đang học THCS. Anh Nguyễn Bá Dũng ở xóm 6, xã Lăng Thành (Yên Thành) cũng nhờ Dự án “Ngân hàng bò” nay đã thoát nghèo.

Hưởng ứng chương trình xóa đói, giảm nghèo không thể không nhắc đến gia đình cố bác sỹ Nguyễn Minh Hồng. Từ nền tảng của người cha với việc làm từ thiện trên 100 tỷ đồng xây cầu, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, hỗ trợ sinh viên nghèo hiếu học, làm nhà tình nghĩa cho gia đình liệt sỹ và các hộ nghèo trên địa bàn huyện Thanh Chương (quê hương ông) và một số địa phương khác trong nước. Nay, người con cả là bác sỹ Lê Minh Sơn, Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Minh Hồng lại tiếp bước cha mình bằng những hoạt động từ thiện với mục tiêu hỗ trợ các xã nghèo của huyện Thanh Chương mỗi năm ít nhất 1 chương trình với việc tặng mỗi gia đình 2 cặp dê giống. Trong năm 2014 và 2015, bác sỹ Lê Minh Sơn đã làm nhà tình nghĩa cho gia đình liệt sỹ ở xã Thanh Liên, khám, cấp phiếu khám miễn phí cho bệnh nhân nghèo trị giá hàng chục triệu đồng, hỗ trợ 15 gia đình 30 cặp dê giống trị giá trên 150 triệu đồng. Các hoạt động đó của gia đình cố bác sỹ Minh Hồng đều hướng tới mục tiêu giúp quê hương xóa đói, giảm nghèo.
Nỗ lực chung trong công tác xóa đói, giảm nghèo còn có Câu lạc bộ xe đạp Thành Vinh. Với 150 thành viên ở lứa tuổi từ 17 đến 74, không chỉ hoạt động với tiêu chí "Vì sức khỏe, cuộc sống và môi trường”, Câu lạc bộ xe đạp thể thao Thành phố Vinh còn có những hoạt động chung tay, góp sức vì cộng đồng... Ban Chủ nhiệm CLB đã thông qua các diễn đàn kêu gọi các thành viên trong Hiệp hội xe đạp cùng chung tay góp sức để giúp các hộ nghèo khó. Đến nay, CLB đã tặng 3 xe lăn và tiền mặt cho các trường hợp tàn tật, hoàn cảnh khó khăn; tham gia ủng hộ xây dựng cầu Chôm Lôm (Con Cuông); tặng 30 suất quà mỗi suất trị giá 700.000 đồng cho các gia đình ở miền núi huyện Tương Dương năm 2012 trong chương trình "Thương về miền Tây"...
5 năm qua, toàn tỉnh đã giảm được 104.834 hộ nghèo, dự kiến đến cuối năm 2015 còn 59.456 hộ nghèo. Mặc dù được Đảng và Nhà nước quan tâm với nhiều chính sách, cùng sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Tuy nhiên, người nghèo chủ yếu còn thiếu kiến thức, chuyên môn kỹ thuật, chưa có kế hoạch cụ thể trong sản xuất và chi tiêu nên việc tích lũy cho tái đầu tư sản xuất chưa thực hiện được. Số hộ nghèo đông con, thiếu việc làm, thời gian nhàn rỗi chiếm tỷ lệ cao. Tình trạng du canh, di cư tự do trái phép của một số đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào Mông; một số hủ tục còn tồn tại gây không ít khó khăn cho công tác quản lý, làm hạn chế kết quả thực hiện chính sách của Nhà nước và mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn. 
Để thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, vẫn cần chiến lược dài hơi, một số hạng mục công trình cần được tiếp tục đầu tư. Cùng đó, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động toàn dân ủng hộ người nghèo, giúp đỡ các thành viên của tổ chức hội mình trong việc tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các chính sách ưu đãi của Nhà nước về giảm nghèo, nhất là chính sách tín dụng ưu đãi. Cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội cần tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và làm tốt công tác kiểm tra, giám sát từ tỉnh đến cơ sở nhằm đưa công tác xóa đói, giảm nghèo ngày càng đạt được nhiều kết quả bền vững; kịp thời nhân rộng những nhân tố điển hình, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo của tỉnh. 
Bài, ảnh: Đạm Phương
Báo cáo kết quả thực hiện công tác giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 của UBND tỉnh cho thấy đầu năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 22,89%, số hộ cận nghèo còn 13,45%. Cả tỉnh có 142 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% trở lên và tập trung ở 10 huyện miền núi. Đến cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn 10,28%, dự kiến đến cuối năm 2015 giảm xuống khoảng 7,5%. Bình quân 5 năm (2011-2015), tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 3%, tốc độ giảm nghèo đạt vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra (từ 2,5-3%). 

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.