'Những bản hùng ca' đẹp nhất về lòng yêu nước nồng nàn

(Baonghean.vn) - Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ của dân tộc, tỉnh Nghệ An đóng góp hàng ngàn người con dũng cảm trên mọi dặm trường chiến đấu. Theo thống kê, toàn tỉnh có 62 người vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (Anh hùng LLVTND) thời kỳ chống Mỹ. Cuộc đời chiến đấu của họ là bản hùng ca đẹp nhất về ý chí quyết chiến quyết thắng, lòng yêu nước nồng nàn. Xin giới thiệu vài tấm gương tiêu biểu:

a
Trong vòng 6 năm với 1.089 ngày làm việc, người giao liên ấy đã mang được hơn 55 tấn hàng trên lưng và đi qua quãng đường có tổng chiều dài 41.025 km, tương đương một vòng trái đất theo đường xích đạo... Đó là những con số kỷ lục mà Đại tá – Anh hùng LLVTND Nguyễn Viết Sinh (SN 1940, xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn) đạt được. Ông là người anh hùng đầu tiên của bộ đội Trường Sơn lúc bấy giờ và vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVTND tháng 1/1967.
Đại tá Trần Hữu Bào (quê quán xã Hiến Sơn, Đô lương) nổi tiếng với trận đánh ở cao điểm 595 (Khe Sanh, Quảng Trị). Cao điểm 595 án ngữ phía Tây của sân bay Tà Cơn – nơi địch đồn trú, vì vậy, khi phát hiện ra Tiểu đội 3 của ta chốt giữ nơi này, thủy quân lục chiến Mỹ đã tung quân số đông, vũ khí hiện đại nhằm giành quyền kiểm soát. 45 ngày chốt cao điểm, toàn tiểu đội không có điều kiện tắm rửa, ăn uống kham khổ, nhiều ngày liền nhịn đói do tiếp tế gặp trở ngại. Khốc liệt nhất là 2 ngày chiến đấu trực diện, hỏa lực đối phương mạnh, đạn bom nổ xé trời, sống chết kề trong gang tấc, nhiều đồng đội hy sinh. Tiểu đội 5 người thì đã thương vong 4, chỉ còn Nguyễn Hữu Bào cố gắng bắn trả các đợt tiến công đến 8h tối. Theo tổng hợp sau trận đấu, với mưu trí và lòng dũng cảm, cùng yểm trợ cối 60 ly, 80 ly và 120 ly của tiểu đoàn và trung đoàn đóng ở dưới chân cao điểm, toàn tiểu đội hạ được 208 lính Mỹ, riêng người lính Trần Hữu Bào hạ 78 tên. Tháng 8/1970, Đại tá Trần Hữu Bào vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.
Đại tá Trần Hữu Bào (quê quán xã Hiến Sơn, Đô Lương) nổi tiếng với trận đánh cùng Tiểu đội 3 ở cao điểm 595 (Khe Sanh, Quảng Trị). 45 ngày chốt cao điểm, toàn tiểu đội không có điều kiện tắm rửa, ăn uống kham khổ, nhiều ngày liền nhịn đói do tiếp tế gặp trở ngại. Khốc liệt nhất là 2 ngày chiến đấu trực diện, hỏa lực đối phương mạnh, đạn bom nổ xé trời, sống chết kề trong gang tấc, nhiều đồng đội hy sinh. Tiểu đội 5 người thì đã thương vong 4, chỉ còn Nguyễn Hữu Bào cố gắng bắn trả các đợt tiến công đến 8h tối. Theo tổng hợp sau trận đấu, với mưu trí và lòng dũng cảm, cùng yểm trợ cối 60 ly, 80 ly và 120 ly của tiểu đoàn và trung đoàn đóng ở dưới chân cao điểm, toàn tiểu đội hạ được 208 lính Mỹ, riêng người lính Trần Hữu Bào hạ 78 tên. Tháng 8/1970, Đại tá Trần Hữu Bào vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.
Anh hùng LLVTND Hồ Thị Thu Hiền (SN 1947, quê quán xã Hưng Phú, huyện Hưng Nguyên) tình nguyện gia nhập lực lượng TNXP năm 18 tuổi. Ba năm sau, chính thức tham gia vào Đại đội 202 - N241, P31 lực lượng TNXP Nghệ An, giữ chức Đại đội trưởng. Giữa năm 1969, đại đội 202 nhận chỉ thị hành quân vào chiến trường Bình - Trị - Thiên để vận chuyển lương thực, thuốc men, súng đạn, đồng thời tải thương binh ra hậu tuyến. Giữa hòn tên, mũi đạn của kẻ thù, nữ TNXP ấy luôn nêu cao khí phách quả cảm, 3 lần tình nguyện gia nhập đội cảm tử quân. Trước khi đi, Hồ Thị Thu Hiền bình tĩnh tham dự lễ truy điệu sống của chính mình, dũng cảm đương đầu với lằn ranh sự sống – cái chết bởi “đường chưa thông không tiếc máu xương”. Nữ TNXP Hồ Thị Thu Hiền được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND năm 2007.
Anh hùng LLVTND Hồ Thị Thu Hiền (SN 1947, quê quán xã Hưng Phú, huyện Hưng Nguyên) tình nguyện gia nhập lực lượng TNXP năm 18 tuổi. Ba năm sau, chính thức tham gia vào Đại đội 202 - N241, P31 lực lượng TNXP Nghệ An, giữ chức Đại đội trưởng. Giữa năm 1969, đại đội 202 nhận chỉ thị hành quân vào chiến trường Bình - Trị - Thiên để vận chuyển lương thực, thuốc men, súng đạn, đồng thời tải thương binh ra hậu tuyến. Giữa hòn tên, mũi đạn của kẻ thù, nữ TNXP ấy luôn nêu cao khí phách quả cảm, 3 lần tình nguyện gia nhập đội cảm tử quân. Trước khi đi, Hồ Thị Thu Hiền bình tĩnh tham dự lễ truy điệu sống của chính mình, dũng cảm đương đầu với lằn ranh sự sống – cái chết bởi “đường chưa thông không tiếc máu xương”. Nữ TNXP Hồ Thị Thu Hiền được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND năm 2007.
Đại tá, Anh hùng LLVTND Nguyễn Đình Kiệp (quê quán Nghi Thu, TX.Cửa Lò) - nguyên Phó tham mưu trưởng Quân đoàn 3, người đã có công xây dựng 3 tập thể trở thành đơn vị anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là chỉ huy trưởng một trong những mũi tiến công chiếm giữ sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng Tham mưu ngụy trong ngày 30/4/1975. 41 năm sau thời khắc lịch sử ấy, ông vẫn không kìm được xúc động: “Người dân phấn khởi ùa ra đường vẫy tay, vẫy cờ và hoa đón bộ đội giải phóng. Khi thấy lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay khắp đường phố Sài Gòn, không chỉ tôi mà nhiều đồng đội, nhân dân vỡ òa hạnh phúc”. Đại tá Nguyễn Đình Kiệp được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND ngày 12/9/ 1975.
Đại tá, Anh hùng LLVTND Nguyễn Đình Kiệp (quê quán Nghi Thu, TX.Cửa Lò) - nguyên Phó tham mưu trưởng Quân đoàn 3, người đã có công xây dựng 3 tập thể trở thành đơn vị anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là chỉ huy trưởng một trong những mũi tiến công chiếm giữ sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng Tham mưu ngụy trong ngày 30/4/1975. 41 năm sau thời khắc lịch sử ấy, ông vẫn không kìm được xúc động: “Người dân phấn khởi ùa ra đường vẫy tay, vẫy cờ và hoa đón bộ đội giải phóng. Khi thấy lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay khắp đường phố Sài Gòn, không chỉ tôi mà nhiều đồng đội, nhân dân vỡ òa hạnh phúc”. Đại tá Nguyễn Đình Kiệp được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND ngày 12/9/ 1975.
Đại tá – Anh hùng LLVTND Nguyễn Công Thuận (quê quán xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn). Nguyễn Công Thuận nổi tiếng với trận đánh ở biên giới Việt – Trung ngày 17/2/1979. Với thành tích chiến đấu tiêu diệt 30 tên địch và 1 chiếc xe tăng, tháng 12/1979, Nguyễn Công Thuận được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Nói về trận chiến đấu ngày 17/2/1979, vị đại tá già nắm chặt tay: “Là đất đai cương thổ của mình, bằng giá nào cũng phải giữ lấy, dù có phải hy sinh xương máu cũng quyết giữ nền độc lập, tự do của đất nước mình!”
Đại tá – Anh hùng LLVTND Nguyễn Công Thuận (quê quán xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn). Nguyễn Công Thuận nổi tiếng với trận đánh ở biên giới Việt – Trung ngày 17/2/1979. Với thành tích chiến đấu tiêu diệt 30 tên địch và 1 chiếc xe tăng, tháng 12/1979, Nguyễn Công Thuận được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Nói về trận chiến đấu ngày 17/2/1979, Đại tá Nguyễn Công Thuận khẳng định: “Là đất đai cương thổ của mình, bằng giá nào cũng phải giữ lấy, dù có phải hy sinh xương máu cũng quyết giữ nền độc lập, tự do của đất nước mình!”
Khi đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại, Nguyễn Thị Hạnh đang là Phó ban cán sự nội chính – kiêm Trưởng ban Bảo vệ dân phố Khu phố III – trực tiếp phụ trách xóm Cộng Hòa, xã Vinh Tân, TP Vinh. Ở đó có kho lương dự trữ lớn được vận chuyển từ miền Bắc vào tập kết chờ để tiếp viện cho chiến trường miền Nam, vì vậy, đây là địa điểm bị giặc Mỹ đánh phá nặng nề nhất. Với khẩu súng K44 mang bên mình, Nguyễn Thị Hạnh như con thoi có mặt khắp các trận địa, nơi đâu có tiếng bom nổ là vội đến để cùng anh chị em dân quân, tự vệ giúp dân khắc phục hậu quả cứu thương, san lấp hố bom… Nhớ về những tháng ngày ấy, nữ anh hùng quả quyết: “Thời nào, đất nước cũng cần những người con dũng cảm. Dũng cảm trong chiến đấu, trong lao động, trong xây dựng quê hương”! Bà Nguyễn Thị Hạnh vinh dự được Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND vào ngày 3/9/1973.
Khi đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại, Nguyễn Thị Hạnh đang là Phó ban cán sự nội chính – kiêm Trưởng ban Bảo vệ dân phố Khu phố III – trực tiếp phụ trách xóm Cộng Hòa, xã Vinh Tân, TP Vinh. Ở đó có kho lương dự trữ lớn được vận chuyển từ miền Bắc vào tập kết chờ để tiếp viện cho chiến trường miền Nam, vì vậy, đây là địa điểm bị giặc Mỹ đánh phá nặng nề nhất. Với khẩu súng K44 mang bên mình, Nguyễn Thị Hạnh như con thoi có mặt khắp các trận địa, nơi đâu có tiếng bom nổ là vội đến để cùng anh chị em dân quân, tự vệ giúp dân khắc phục hậu quả cứu thương, san lấp hố bom… Nhớ về những tháng ngày ấy, nữ anh hùng quả quyết: “Thời nào, đất nước cũng cần những người con dũng cảm. Dũng cảm trong chiến đấu, trong lao động, trong xây dựng quê hương”! Bà Nguyễn Thị Hạnh vinh dự được Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND vào ngày 3/9/1973.

Phương Chi - Hồng Toại

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.