Những hình ảnh cuộc chiến đẫm máu trên bán đảo Triều Tiên cách đây 64 năm

(Baonghean.vn) - Cuộc chiến tranh Triều Tiên đã kết thúc cách đây  64 năm, nhưng sự tàn khốc và những ám ảnh chết chóc của nó vẫn còn dai dẳng trên bán đảo Triều Tiên đến tận ngày nay.

Một loạt bom 500 cân Anh rời khỏi khoang chứa bom của máy bay B-29 trong phi vụ oanh tạc các phần lãnh thổ Triều Tiên kiểm soát. Đợt ném bom đầu tiên bao trùm diện tích 21 dặm vuông phía Tây sông Naktong, Hàn Quốc ngày 16/8/1950, vị trí mà Mỹ cho rằng quân đội Triều Tiên đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công toàn diện. 98 chiếc B-29 đã thả hơn 850 tấn bom trên khu vực này. Ảnh: AP.
Một loạt bom 500 cân Anh rời khỏi khoang chứa bom của máy bay B-29 trong phi vụ oanh tạc các phần lãnh thổ Triều Tiên kiểm soát. Đợt ném bom đầu tiên bao trùm diện tích 21 dặm vuông phía Tây sông Naktong, Hàn Quốc ngày 16/8/1950, vị trí mà Mỹ cho rằng quân đội Triều Tiên đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công toàn diện. 98 chiếc B-29 đã thả hơn 850 tấn bom trên khu vực này. Ảnh: AP.
Bốn tàu đổ bộ của Mỹ đưa quân lính và thiết bị lên bãi biển Incheon ngày 15/9/1950. Ảnh: AP.
Bốn tàu đổ bộ của Mỹ đưa quân lính và thiết bị lên bãi biển Incheon ngày 15/9/1950. Ảnh: AP.
Toàn cảnh thành phố Taejon bị thiêu rụi, ngày 30/9/1950. Ảnh: AP/ Jim Pringle.
Toàn cảnh thành phố Taejon bị thiêu rụi, ngày 30/9/1950. Ảnh: AP
Tù nhân bị bắt giữ sau cuộc tuần tra của quân Mỹ tại phía Nam Kusong, lãnh thổ miền Bắc Triều Tiên về, ngày 16/11/1950. Ảnh: AP.
Tù nhân bị bắt giữ sau cuộc tuần tra của quân Mỹ tại phía Nam Kusong, lãnh thổ miền Bắc Triều Tiên về, ngày 16/11/1950. Ảnh: AP.
Thi thể của khoảng 400 dân thường nằm trong và xung quanh hào trong sân nhà tù Taejon, tháng 9/1950. Các nhân chứng nói rằng các tù nhân bị buộc phải đào mộ của riêng mình trước khi chết. Ảnh: AP .
Thi thể của khoảng 400 dân thường nằm trong và xung quanh hào trong sân nhà tù Taejon, tháng 9/1950. Các nhân chứng nói rằng các tù nhân bị buộc phải đào mộ của riêng mình trước khi chết. Ảnh: AP .
Bức ảnh này từng được quân đội Mỹ xếp vào hạng “tối mật”, ghi lại cuộc thảm sát 1.800 tù nhân chính trị do quân đội miền Nam Triều Tiên thực hiện tại Daejeon, trong ba ngày của tháng 7/1950. Các nhà sử học và nhân chứng sống sót khẳng định binh lính Hàn Quốc đã hành quyết nhiều thường dân khi các lực lượng của Liên Hợp Quốc rút lui trước cuộc tấn công của quân đội Bắc Triều Tiên vào giữa năm 1950. Những nạn nhân này bị tình nghi có cảm tình với miền Bắc và có thể cộng tác với đối phương. Ảnh: AP.
Bức ảnh này từng được quân đội Mỹ xếp vào hạng “tối mật”, ghi lại cuộc thảm sát 1.800 tù nhân chính trị do quân đội miền Nam Triều Tiên thực hiện tại Daejeon, trong 3 ngày của tháng 7/1950. Các nhà sử học và nhân chứng sống sót khẳng định binh lính Hàn Quốc đã hành quyết nhiều thường dân khi các lực lượng của Liên Hợp Quốc rút lui trước cuộc tấn công của quân đội Bắc Triều Tiên vào giữa năm 1950. Những nạn nhân này bị tình nghi có cảm tình với miền Bắc và có thể cộng tác với đối phương. Ảnh: AP.
Một trong bốn thi thể của lính Mỹ thuộc Trung Đoàn 21 Bộ Binh, Sư đoàn 24, được tìm thấy gần các trạm quan sát gần mặt trận ngày 10/7/1950 trong tình trạng bị bắn vào đầu khi tay bị trói sau lưng. Họ có thể đã bị bắt và hành quyết vào đêm 9/7, và sau đó bắn. Cùng với điều này là một loạt các trang thiết bị bị đốt cháy và phá hủy. Ảnh: AP.
Một trong bốn thi thể của lính Mỹ thuộc Trung Đoàn 21 Bộ Binh, Sư đoàn 24, được tìm thấy gần các trạm quan sát gần mặt trận ngày 10/7/1950 trong tình trạng bị bắn vào đầu khi tay bị trói sau lưng. Họ có thể đã bị bắt và hành quyết vào đêm 9/7, và sau đó bắn. Cùng với điều này là một loạt các trang thiết bị bị đốt cháy và phá hủy. Ảnh: AP.
Thi thể một lính xe tăng của miền Bắc nằm trên mặt đất (phía dưới bên trái) sau khi chiếc xe tăng của anh bị bắn gục trong cuộc tấn công quân Hàn Quốc tại Indong, Bắc Waegwan, ngày 13/8/1950. Ảnh: AP.
Thi thể một lính xe tăng của miền Bắc nằm trên mặt đất (phía dưới bên trái) sau khi chiếc xe tăng của anh bị bắn gục trong cuộc tấn công quân Hàn Quốc tại Indong, Bắc Waegwan, ngày 13/8/1950. Ảnh: AP.
Hai tù nhân Bắc Triều Tiên bị bắt trong cuộc chiến tại Yongsan ngày 2/9/1950 ngồi trên mui xe jeep dưới sự giám sát của lính Mỹ thuộc Sư đoàn bộ binh số 2. Ảnh: AP.
Hai tù nhân Bắc Triều Tiên bị bắt trong cuộc chiến tại Yongsan ngày 2/9/1950 ngồi trên mui xe jeep dưới sự giám sát của lính Mỹ thuộc Sư đoàn bộ binh số 2. Ảnh: AP.
Các thành viên của một gia đình ở miền Nam Triều Tiên nằm giữa mớ hỗn độn trên đường phố đổ nát sau các trận đánh tại Seoul, tháng 9/1950. Ảnh: AP
Các thành viên của một gia đình ở miền Nam Triều Tiên nằm giữa mớ hỗn độn trên đường phố đổ nát sau các trận đánh tại Seoul, tháng 9/1950. Ảnh: AP
Thi thể của hơn 60 người Triều Tiên bị đánh đập đến chết được tìm thấy trong một hầm mỏ tại Kum Bong San, ngày 19/10/1950. Trước đó, họ đã bị giam giữ tại một nhà tù ở Chinnampo. Ảnh: AP.
Thi thể của hơn 60 người Triều Tiên bị đánh đập đến chết được tìm thấy trong một hầm mỏ tại Kum Bong San, ngày 19/10/1950. Trước đó, họ đã bị giam giữ tại một nhà tù ở Chinnampo. Ảnh: AP.
Quân Anh và Australia lục soát các ngôi ngà ở Hwangju ngày 17/10/1950 trong chiến dịch truy quét trên đường tiến về Bình Nhưỡng, thủ đô của miền Bắc Triều Tiên. Ảnh: AP / Max Desfor.
Quân Anh và Australia lục soát các ngôi ngà ở Hwangju ngày 17/10/1950 trong chiến dịch truy quét trên đường tiến về Bình Nhưỡng, thủ đô của miền Bắc Triều Tiên. Ảnh: AP
Tàu đổ bộ chở binh lính Mỹ băng qua vùng nước dày đặc thủy lôi tại cảng Wonsan để tiến về phía bờ biển phía Đông của lãnh thổ Bắc Triều Tiên, ngày 26/10/1950. Khoảng 50.000 lính Mỹ đã đổ bộ lên bãi biển để củng cố lực lượng liên quân trong quá trình tiến quân về biên giới Triều Tiên – Trung Quốc. Ảnh: AP / Gene Herrick.
Tàu đổ bộ chở binh lính Mỹ băng qua vùng nước dày đặc thủy lôi tại cảng Wonsan để tiến về phía bờ biển phía Đông của lãnh thổ Bắc Triều Tiên, ngày 26/10/1950. Khoảng 50.000 lính Mỹ đã đổ bộ lên bãi biển để củng cố lực lượng liên quân trong quá trình tiến quân về biên giới Triều Tiên – Trung Quốc. Ảnh: AP
Thi thể của lính thủy quân lục chiến Mỹ, thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh và lính Cộng hòa Hàn Quốc được tập trung để chờ chôn cất tại Koto-ri, 8/12/1950. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Thi thể của lính thủy quân lục chiến Mỹ, thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh và lính Cộng hòa Hàn Quốc được tập trung để chờ chôn cất tại Koto-ri, 8/12/1950. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Bom hạng nặng từ máy bay ném bom B-26 Invader phá hủy nhà kho tại cảng Wonsan của miền Bắc Triều Tiên, năm 1951. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Bom hạng nặng từ máy bay ném bom B-26 Invader phá hủy nhà kho tại cảng Wonsan của miền Bắc Triều Tiên, năm 1951. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Lính dù của các lực lượng Liên Hiệp Quốc nhảy từ máy bay gần các thị trấn Sukchon và Sunchon của miền Bắc Triều Tiên, ngày 20/10/1950. Ảnh: AP / Max Desfor.
Lính dù của các lực lượng Liên Hiệp Quốc nhảy từ máy bay gần các thị trấn Sukchon và Sunchon của miền Bắc Triều Tiên, ngày 20/10/1950. Ảnh: AP
Những ngôi nhà tranh bị nhấn chìm trong biển lửa sau khi máy bay B-26 của Mỹ thả bom napalm tại một ngôi làng gần Hanchon, Bắc Triều Tiên vào ngày 10/5/1951. Ảnh: AP.
Những ngôi nhà tranh bị nhấn chìm trong biển lửa sau khi máy bay B-26 của Mỹ thả bom napalm tại một ngôi làng gần Hanchon, Bắc Triều Tiên vào ngày 10/5/1951. Ảnh: AP.
Bộ binh Canada tranh thủ đọc tin tức về quê nhà trong khi chờ đợi lệnh hành quân để chiến đấu với các lực lượng Trung Quốc đang chờ đợi ở phía trước, ngày 29/2/1951. Ảnh: AP.
Bộ binh Canada tranh thủ đọc tin tức về quê nhà trong khi chờ đợi lệnh hành quân để chiến đấu với các lực lượng Trung Quốc đang chờ đợi ở phía trước, ngày 29/2/1951. Ảnh: AP.
Với đứa em trai trên lưng, cô bé Triều Tiên mệt mỏi bước đi một cách khó nhọc qua một chiếc xe tăng M-26 tại Haengju, Hàn Quốc, ngày 9/6/1951. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Với đứa em trai trên lưng, cô bé Triều Tiên mệt mỏi bước đi một cách khó nhọc qua một chiếc xe tăng M-26 tại Haengju, Hàn Quốc, ngày 9/6/1951. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Bộ quân phục vẫn còn bốc khói trên thi thể của một binh sĩ Trung Quốc, nằm trong điểm thu gom xác gần Chunchon vào ngày 17/5/1951, sau khi lực lượng liên quân thực hiện các cuộc tấn công lớn nhằm vào kẻ thù ở mặt trận miền Trung của Triều Tiên. Ảnh: AP.
Bộ quân phục vẫn còn bốc khói trên thi thể của một binh sĩ Trung Quốc, nằm trong điểm thu gom xác gần Chunchon vào ngày 17/5/1951, sau khi lực lượng liên quân thực hiện các cuộc tấn công lớn nhằm vào kẻ thù ở mặt trận miền Trung của Triều Tiên. Ảnh: AP.
Khối vỏ đạn pháo và cối khổng lồ của lính Mỹ và Hàn Quốc bắn về đối phương trong 4 ngày được thu gom tại đồn Harry, ngày 18/6/1953. Ảnh: AP / Gene Smith.
Khối vỏ đạn pháo và cối khổng lồ của lính Mỹ và Hàn Quốc bắn về đối phương trong 4 ngày được thu gom tại đồn Harry, ngày 18/6/1953. Ảnh: AP.
Tướng William K. Harrison của Mỹ (trái) và Tướng Nam Il của Bắc Triều Tiên (phải) ký thỏa thuận đình chiến tại Bàn Môn Điếm ngày 27/7/1953, kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên. Ảnh: AP.
Tướng William K. Harrison của Mỹ (trái) và Tướng Nam Il của Bắc Triều Tiên (phải) ký thỏa thuận đình chiến tại Panmunjeom ngày 27/7/1953, kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên. Ảnh: AP.
Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Báo Mỹ phân tích phản ứng bất ngờ của Chủ tịch Trung Quốc tại Pháp; Moskva sẽ đáp trả gay gắt hành động mới đây của Vương quốc Anh; Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine...

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Rashida Tlaib đã kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các quan chức cấp cao khác về hành động của nhà nước Do Thái ở Dải Gaza. Thông cáo báo chí của cô được Fox News trích dẫn.

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

(Baonghean.vn) - Odessa là mấu chốt của cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ vì nó nắm giữ chìa khóa dẫn đến Biển Đen, mà còn bởi vì cuộc chiến bản sắc giữa Nga và Ukraine – giữa một quá khứ đế quốc và một tương lai dân chủ. Liệu rằng, Odessa có sáp nhập vào Nga như dự đoán của giới quan sát?

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.