Nộp đơn gia nhập CPTPP, Anh tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Sau một thời gian “đánh tiếng”, dự kiến ngày hôm nay (1/2), nước Anh sẽ chính thức đề xuất yêu cầu tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là CPTPP). Một năm sau khi chính thức rời Liên minh châu Âu (EU), đây được xem là “bước đi dài” của Thủ tướng Boris Johnson để đánh dấu chặng đường “ra biển lớn” của London. Không chỉ dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào thị trường EU, quyết định xin gia nhập một trong những khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới của Anh cũng được đánh giá là nhằm nhiều mục tiêu chiến lược khác!

Cánh cửa mới

Dư luận hẳn vẫn còn nhớ dấu mốc ngày 31/1/2020, nước Anh chính thức rời khỏi mái nhà chung Liên minh châu Âu, chấm dứt 47 năm là thành viên của khối. Kỷ niệm dấu mốc tròn 1 năm, chính quyền Anh lại đưa ra một thông báo lịch sử khác - quyết định xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trong thông báo chính thức, phía Anh nhấn mạnh, CPTPP sẽ giúp nước này tiếp cận với các thị trường đang phát triển nhanh và các nền kinh tế lớn. Cũng cần nhắc lại, CPTPP được ký kết năm 2018 với 11 nước thành viên gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, Nhật Bản, New Zealand, Singapore, Peru và Việt Nam. Các nước thành viên có tổng cộng hơn 495 triệu dân và đóng góp khoảng 13,5% GDP toàn cầu. Theo giới phân tích, nếu có thêm sự tham gia của Anh, tỷ lệ đóng góp sẽ tăng lên 16%. Nếu được phê duyệt, Anh sẽ trở thành quốc gia đầu tiên tham gia CPTPP (còn gọi là TPP-11) kể từ khi cựu Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi hiệp định này hồi năm 2017.

Chính quyền Anh cho rằng, việc tham gia CPTPP sẽ làm sâu sắc mối quan hệ với các nền kinh tế đang phát triển tốc độ nhanh. Ảnh: AP
Chính quyền Anh cho rằng, việc tham gia CPTPP sẽ làm sâu sắc mối quan hệ với các nền kinh tế đang phát triển tốc độ nhanh. Ảnh: AP

Thông điệp dễ nhận thấy của Thủ tướng Boris Johnson là: Tư cách thành viên của CPTPP sẽ chứng mình rằng, sau khi rời EU, London đang tích cực xây dựng các quan hệ đối tác mới, thể hiện là một quốc gia ủng hộ nhiệt tình cho thương mại tự do toàn cầu. Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss tin tưởng rằng, việc tham gia CPTPP sẽ thúc đẩy nền kinh tế Anh phát triển hơn nhờ tự do hóa thương mại, kỹ thuật số, loại bỏ thuế quan nhanh chóng với các sản phẩm như rượu whisky hay ô tô. Ví dụ, khi Anh trở thành thành viên CPTPP, thuế rượu whisky của Anh xuất khẩu sang Malaysia sẽ giảm từ 165% xuống 0%; hay thuế xuất khẩu ô tô sang Canada cũng nhanh chóng giảm xuống 0% vào năm 2022, tức là sớm hơn 2 năm nếu thông qua thỏa thuận thương mại song phương Anh – Canada. Chưa hết, tham gia CPTPP cũng tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn cho các thủ tục thị thực cho cả người dân và doanh nhân Anh đến các nước thành viên khác; đồng thời tạo ra cơ hội cho các ngành công nghiệp hiện đại như công nghệ và dịch vụ. Lợi ích nữa là “quy tắc xuất xứ” cho phép bất cứ sản phẩm nào của các quốc gia thành viên trong CPTPP được ghi nhận là “có nguồn gốc xuất xứ” rõ ràng...

Với không ít lợi ích như vậy, dự kiến ngay trong ngày hôm nay (1/2), Bộ trưởng Liz Truss sẽ trao đổi đề xuất tham gia CPTPP với Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Yasutoshi Nishimura - Chủ tịch Ủy ban CPTPP và Bộ trưởng Thương mại và Phát triển New Zealand Damien O'Connor. New Zealand hiện đang lưu giữ các tài liệu chính thức của CPTPP tại cơ quan lưu chiểu nước này. Dư luận trong nước ngay lập tức hoan nghênh động thái này của chính phủ. Giám đốc điều hành của techUK Julian David nhấn mạnh, sự kiện đánh dấu một bước quan trọng trên con đường phát triển chính sách thương mại hiện đại của Anh, tạo ra cơ hội mới cho lĩnh vực công nghệ của đất nước. Hay Chủ tịch Liên đoàn các doanh nghiệp nhỏ (FSB) Mike Cherry cũng cho rằng, việc trở thành thành viên của CPTPP sẽ là một bước phát triển đáng hoan nghênh đối với tất cả các doanh nghiệp nhỏ đang muốn mở rộng hoặc bắt đầu chiến lược kinh doanh.

Thủ tướng Anh Boris Johnson có nhiều tính toán chiến lược khi đệ đơn tham gia CPTPP. 	Ảnh: Reuters
Thủ tướng Anh Boris Johnson có nhiều tính toán chiến lược khi đệ đơn tham gia CPTPP. Ảnh: Reuters

Không quá kỳ vọng!

Không phủ nhận những lợi ích mà CPTPP mang lại cho nước Anh nếu chính thức trở thành thành viên, đặc biệt, sau khi London đã chính thức không còn là thành viên của EU. Thế nhưng, mặt khác, nhiều ý kiến chỉ trích lại cho rằng, tham gia một thỏa thuận thương mại với 11 quốc gia ở “phía bên kia thế giới” sẽ chỉ mang lại lợi ích kinh tế hạn chế cho London mà thôi! Việc Anh đề xuất tham gia CPTPP trong khi chấm dứt thỏa thuận thương mại tự do với EU, được cho sẽ tạo ra một lượng lớn các biện pháp kiểm soát biên giới và hạn chế giao thương. Đây bị đánh giá là một nghịch lý trong chính sách thương mại hiện nay của Anh. Bởi khoảng cách chính là một yếu tố quan trọng hàng đầu.

Đơn cử như một thỏa thuận thương mại mà Anh đạt được mới đây với nền kinh tế lớn là Nhật Bản. Về cơ bản, đây là sự chuyển giao từ thỏa thuận EU - Nhật Bản. Thế nhưng, theo các nhà kinh tế, thỏa thuận này dự kiến cũng chỉ tăng GDP của Anh khoảng 0,07% trong dài hạn. Một nghiên cứu khác của Chính phủ Anh hồi năm 2018 cũng đã cho thấy, các hợp tác, giao dịch thương mại song phương với các nước không thuộc EU như Trung Quốc, Ấn Độ, Australia hay các nước ở Đông Nam Á sẽ chỉ nâng GDP của Anh lên khoảng 0,1% - 0,4%. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng, hợp tác kinh tế theo kiểu “Thỏa thuận thương mại kiểu Canada” của Thủ tướng Johnson còn có thể làm giảm gần 5% GDP của nước Anh. Chưa hết, nếu như các vấn đề nông nghiệp đã khiến các cuộc đàm phán thương mại của Anh với chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trở nên bế tắc, thì các quy tắc về tiêu chuẩn thực phẩm của Anh cũng có thể làm phức tạp các cuộc đàm phán gia nhập CPTPP với các nước thành viên như Australia, New Zealand.

Tương lai Anh gia nhập CPTPP còn là ẩn số. Ảnh: Kepdowrie
Tương lai Anh gia nhập CPTPP còn là ẩn số. Ảnh: Kepdowrie

Không chỉ bị đánh giá là mang lại lợi ích hạn chế, một mục tiêu khác của Thủ tướng Boris Johnson được cho là cũng khó đạt được. Tham gia CPTPP, ông Johnson hy vọng tân Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng sẽ quyết định quay trở lại hiệp định như đã cam kết. Từ đó, quan hệ thương mại Anh - Mỹ sẽ có sự ràng buộc lẫn nhau, mở ra các hy vọng hợp tác mới giữa 2 nước, khi mà triển vọng thỏa thuận thương mại song phương vẫn đang rơi vào bế tắc. Thế nhưng, có lẽ Thủ tướng Johnson cũng hiểu rằng, cam kết là vậy nhưng ông Biden chắc chắn sẽ không thể vội vàng đưa Mỹ quay trở lại tham gia hiệp định. Bởi ông Biden còn đang phải bận tâm hiện thực hóa một cam kết khác, đó là cải thiện nền kinh tế đất nước trước khi ký kết các thỏa thuận thương mại mới, tất nhiên, bao gồm cả thỏa thuận thương mại với Anh hay với nhóm các nước CPTPP. Một số chuyên gia dự báo, Mỹ sẽ khó có thể tham gia trở lại trước cuộc bầu cử giữa kỳ tiếp theo vào năm 2022.

Vì thế, có lẽ vào lúc này, chính quyền Thủ tướng Boris Johnson sẽ phải cân nhắc thật kỹ lưỡng lợi - hại, thiệt - hơn khi chính thức đệ đơn tham gia Hiệp định này. Tất nhiên, về phần mình, các nước thành viên CPTPP đều đang để mở cánh cửa cho Anh. Các thủ tục cũng sẽ sớm được kích hoạt như họp Ủy ban CPTPP để quyết định có đồng ý khởi động quá trình gia nhập cho Anh hay không. Nếu ủy ban chấp thuận, một nhóm công tác sẽ được thành lập ngay để bắt đầu đàm phán giữa hai bên. Thế nhưng, việc tham gia Hiệp định sớm hay muộn, tham gia đến mức độ nào hoàn toàn do Chính phủ Anh quyết định.

tin mới

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.