Đất hoàn lương

 Phạm nhân trại đang được học nghề thủ công mỹ nghệ

Phạm nhân trại đang được học nghề thủ công mỹ nghệ 


Chốn cũ, bây giờ...
Trước khi chuyển về địa bàn xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, ngày 16-12-1946 tại Bến Hới, thuộc xã Hương Sơn, huyện Tân Kỳ, Trại giam số 6 ra đời với nhiệm vụ quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo những đối tượng trong các tổ chức phản động, làm tay sai cho đế quốc, phong kiến chống lại cách mạng và các loại tội phạm hình sự khác. Năm 1949 chuyển từ Tân Kỳ về xứ Yên Sơn nay thuộc xã Hạnh Lâm cho đến ngày nay. Qua sáu lần chuyển đổi cấp quản lý, đến 1-7-1996 Trại giam số 6 trực thuộc Cục V6- Bộ công an quản lý. Từ năm 1946 đến 1954 là thời điểm gian khổ nhất, đóng quân trên một địa bàn rừng núi hiểm trở và những năm sau đó phải di chuyển nhiều nơi đều là những địa bàn hiểm trở và nhiều dịch bệnh, đặc biệt là sốt rét. Nơi ăn ở, làm việc cho cán bộ chiến sĩ và giam giữ phạm nhân đều tre nứa tạm bợ. Thời kỳ chống Mỹ 1965-1966, Trại ba lần bị không quân Mỹ oanh kích, đồng chí Trần Văn Bảo đã anh dũng hy sinh, sáu cán bộ bị thương cùng hơn 100 phạm nhân chết và bị thương vì bom Mỹ. Giai đoạn 1975-1986, Trại được giao thêm nhiệm vụ mới. Đây cũng là thời điểm kinh tế đất nước gặp khó khăn nhất đặc biệt địa bàn Nghệ Tĩnh, thiếu thốn lương thực, an ninh trật tự xã hội cực kỳ phức tạp... Trải qua bao khó khăn, đến nay trại hình thành ba phân trại nằm ở ba khu vực tổng diện tích hơn 500 ha. Làm sao có được một nơi làm việc, giam giữ phạm nhân được khang trang là niềm ao ước, trăn trở của tập thể Đảng bộ và cán bộ chiến sĩ của Trại. Bằng những nỗ lực của mình cùng với sự quan tâm của cấp trên, từ năm 1993 đến nay cơ sở vật chất của trại dần được đầu tư xây dựng mới kể cả nơi ở, làm việc của cán bộ, chiến sĩ và nơi giam giữ phạm nhân. Khu làm việc, nhà điều hành của Ban giám thị... được xây dựng mới nhiều nhà cao tầng kiến trúc hiện đại, hệ thống giao thông rải nhựa, điện lưới quốc gia, thông tin liên lạc nước sinh hoạt được xây dựng khép kín đến từng các phân trại. Trung tá Trương Quang Bích, người có thâm niên hơn 20 năm ở đây dẫn chúng tôi vào thăm phân trại 1 do anh phụ trách. Bao bọc xung quanh hội trường lớn kiến trúc hiện đại, đẹp mắt là các buồng hai tầng rộng rãi thoáng mát, sàn lát bằng gạch men hoa cho hơn 1.000 phạm nhân sinh hoạt, còn có các công trình bếp ăn, căng tin bán các hàng thiết yếu bằng lưu ký, thư viện, khu nhà xưởng học nghề và trạm xá hai mươi giường bệnh.

Trong 575 ha do Trại quản lý, chủ yếu là đất trồng rừng và sản xuất nông nghiệp, nay có hơn 300 ha rừng trồng mới, phần lớn đã đến tuổi khai thác. Những năm qua, ngoài khai thác tiềm năng quỹ đất hiện có, Trại còn lập dự án xin mở thêm cơ sở sản xuất nuôi trồng thuỷ sản rộng 20 ha ở Trịnh Môn, huyện Quỳnh Lưu tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 150 phạm nhân và cơ sở khai thác đá, nuôi trồng thuỷ sản ở Nam Giang (Nam Đàn), sản xuất gạch ngói ở Thanh Dương (Thanh Chương)...Từ những cơ sở sản xuất, dạy nghề liên kết đã tạo được giá trị tổng thu hàng tỷ đồng, riêng trong năm 2006 tổng thu hơn 1,741 tỷ đồng, góp phần tạo thêm cơ sở vật chất xây dựng các Phân trại, cải thiện đời sống cho cán bộ và phạm nhân.

"Thầy đặc biệt dạy những trò đặc biệt"
Nói về công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân, thượng tá Lê Trung Hiếu, Phó giám thị cho biết: Trong những năm qua, Trại tiếp nhận quản lý giáo dục cải tạo hàng nghìn phạm nhân, hiện Trại đang có 2739 phạm nhân, trong số này có hơn 60% phạm tội tàng trữ, mua bán trái phép chất ma tuý. Trại luôn xác định, công tác quản lý phạm nhân ở trại được đặt lên hàng đầu, bên cạnh đó công tác cảm hoá, giáo dục là nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình giúp đỡ phạm nhân hoàn lương. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cán bộ chiến sĩ của Trại luôn được quán triệt, phải là người gương mẫu chấp hành pháp luật và hiểu rõ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phải là người cán bộ "vừa hồng vừa chuyên". Nhiều năm qua, Trại đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm và đổi mới phương pháp; tăng cường các hoạt động thi tìm hiểu pháp luật, đạo đức lối sống, phòng chống HIV, tác hại của ma tuý... Qua phong trào thi đua trong phạm nhân, thực hiện chấm điểm thi đua trong tổ đội, buồng giam, học tập hàng tuần, hàng tháng, quý xếp loại, xét giảm án, tha tù đột xuất công khai... tạo ra môi trường tốt cho việc cải tạo. Đối với phạm nhân lao động nặng, đơn vị trích chi từ 3-5 kg lương thực /tháng/ người, số ốm đau điều trị tại bệnh xá và các bệnh viện được bỗi dưỡng 3.000- 5.000 đồng/ ngày, xoá bỏ mặc cảm "nhà đá cơm vắt". Nâng cao đời sống tinh thần cho phạm nhân qua sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao, thu nhận thông tin qua sách báo, truyền hình... Hàng năm tổ chức hội nghị gặp mặt với các gia đình phạm nhân cải tạo tốt và chưa tốt, đã tạo được sự phối kết hợp trong giáo dục, cảm hoá phạm nhân. Ban giám thị và cán bộ chiến sĩ thường xuyên tổ chức gặp mặt đối thoại trực tiếp với phạm nhân tạo sự gần gũi, do vậy nạn đầu gấu, đại ca, trốn trại được chấm dứt. Từ năm 2000 đến nay Trại giam số 6 không có vụ việc phức tạp xẩy ra, hàng trăm phạm nhân đã có chứng chỉ xoá mù chữ và hàng vạn phạm nhân đã được đào tạo, trang bị kiến thức văn hoá, ngành nghề thủ công mỹ nghệ, cơ khí, mộc dân dụng... Đồng chí Phan Đình Thành, Phó giám thị cho biết, một người khách đặc biệt vừa mới đến thăm lại Trại mấy hôm trước là anh Phạm Văn Cường sinh 1972, quê ở thành phố Hải Phòng đã có thời gian 30 tháng cải tạo tại đây. Năm 2004 mãn hạn trở về, Cường tiếp tục theo học đại học và năm 2005 tốt nghiệp Đại học Luật, công tác tại Công ty dầu khí thành phố Hồ Chí Minh. Anh trở lại cảm ơn mọi người và tặng cho thư viện Trại hơn 20 đầu sách.

Cùng với công tác xây dựng đơn vị, cảm hoá giáo dục phạm nhân, nhiều năm qua, Trại giam số 6 đã tạo mối quan hệ mật thiết với các cấp uỷ và chính quyền, tổ chức đoàn thể các cấp tích cực tham gia giúp địa phương xây dựng làm hàng chục km đường nông thôn, ủng hộ quỹ xoá đói giảm nghèo, quỹ khuyến học ở các địa phương... Từ năm 2004 đến nay Trại đã xây dựng tặng 8 nhà tình thương, tình nghĩa cho gia đình chính sách, hai nhà văn hoá cho hai xóm nơi cơ sở Trại đứng chân, ủng hộ hàng trăm triệu đồng vào quỹ từ thiện, xoá đói giảm nghèo...
Hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, Trại giam số 6 không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, được Đảng, Nhà nước, Bộ công an và các ngành, các cấp tặng nhiều phần thưởng cao quý. Tin tưởng rằng cán bộ, nhân viên Trại giam số 6 luôn giữ vững phẩm chất người chiến sĩ Cảnh sát nhân dân "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ", thực hiện nghiêm túc sáu điều Bác Hồ dạy tiếp tục vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Bài, ảnh: Minh Thư

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Nhà hát Chèo Quân đội biểu diễn phục vụ chiến sĩ Nghệ An

Nhà hát Chèo Quân đội biểu diễn phục vụ chiến sĩ Nghệ An

(Baonghean.vn) - Tối 6/4, tại Trung đoàn 764, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Nhà hát Chèo Quân đội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức biểu diễn chương trình nghệ thuật phục vụ cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và nhân dân trên địa bàn đóng quân.

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(Baonghean.vn) - Chiều 14/3, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến với các điểm cầu trong toàn lực lượng.

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

(Baonghean.vn) - Thường xuyên phải gác lại nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ, các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An luôn nêu cao tinh thần vượt khó, vượt gian khổ, tận tụy phụng sự tổ quốc và nhân dân. Họ không quản ngại mưa gió, nắng cháy, hiểm nguy để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.