Nhật Bản dự chi ngân sách quốc phòng kỷ lục lên tới 42 tỷ USD

Quân đội
Quân đội Nhật Bản. (Nguồn: asianews.it)

Hãng tin Kyodo (Nhật Bản) dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết dự chi ngân sách năm tài chính 2016 giành cho quốc phòng của nước này lên tới 5.200 tỷ yen (tương đương 42 tỷ USD), ghi nhận mức tăng kỷ lục dưới thời cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe.


Ngân sách này sẽ được sử sụng một phần khoảng 140 triệu yen chi phí cho việc bố trí lại các căn cứ quân đội của Mỹ tại Nhật Bản, trong đó bao gồm cả kế hoạch tái bố trí căn cứ Futenma của thủy quân lục chiến Mỹ trong địa phận tỉnh Okinawa. Số tiền này tương tự con số trong tài khóa 2015. 

Ngoài ra, ngân sách này còn được dùng mua 17 máy bay trực thăng tuần tra SH-60 cho lực lượng phòng vệ biển và các loại phương tiện cơ giới chiến đấu cho Lực lượng phòng vệ mặt đất...

Chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản có xu hướng giảm kể từ khi đạt đỉnh 4.960 tỷ yen năm tài khóa 2002, nhưng đã tăng lên liên tiếp trong ba năm kể từ tài khóa 2013 sau khi Thủ tướng Abe nhậm chức hồi tháng 12/2012. Trước đó, trong dự chi cho năm tài chính 2015, Bộ Quốc phòng nước này đã đề nghị số tiền lên đến 5.050 tỷ yen, sau đó con số được thông qua là 4.980 tỷ yen, mức kỷ lục giành cho ngân sách quốc phòng của Nhật Bản.

Theo kế hoạch quốc phòng trung hạn năm năm từ năm tài chính 2014 đã được Thủ tướng Abe phê duyệt 12/2013, giới hạn trên của chi tiêu quốc phòng tổng hợp đã được đặt ở khoảng 24.670 tỷ yen, ghi nhận lần tăng đầu tiên sau hai giai đoạn liên tiếp cắt giảm. Theo kế hoạch ngân sách đã được chính phủ Nhật Bản thông qua đến năm 2018, chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản dự kiến sẽ tăng trưởng trung bình 0,8% mỗi năm.

Quyết định được thông qua sau khi Thủ tướng Shinzo Abe thúc đẩy thành công việc thay đổi bản Hiến pháp Hòa bình cho phép quân đội tham chiến ở nước ngoài trong trường hợp một quốc gia đồng minh bị tấn công, cũng như quyết tâm thông qua dự luật an ninh mới gây tranh cãi tại hai viện quốc hội nhằm mở rộng vai trò của lực lượng phòng vệ ở nước ngoài.

Theo một quan chức Bộ Quốc phòng, chi phí quốc phòng tăng phản ánh sự mất giá của đồng yen so với các đồng tiền khác dẫn đến tăng chi phí nhập khẩu các sản phẩm. Ngoài ra, sự trỗi dậy của Trung Quốc và các mối đe dọa quân sự đang hướng vào Nhật Bản cũng là nguyên nhân thúc đẩy nước này không ngừng gia tăng sức mạnh quân sự thể hiện qua ngân sách dành cho quốc phòng của nước này những năm gần đây liên tục tăng. 

Bắc Kinh và Tokyo vẫn đối đầu trong tranh chấp trên Biển Hoa Đông về quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Vùng đảo hiện do Nhật kiểm soát, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và thường xuyên cử tàu hải giám đến quấy nhiễu trong vùng lãnh hải của Nhật Bản tại các khu vực tranh chấp. Đặc biệt, kể từ tháng 12/2012, sau khi chính quyền Nhật mua lại ba hòn đảo nhỏ thuộc vùng đảo, từ tay tư nhân, khiến mâu thuẫn vốn đã âm ỉ trong mối quan hệ với Trung Quốc lại bùng lên.

Trước đó, hồi đầu năm 2015 trong bài phát biểu của mình về nguyên nhân Bộ Quốc phòng tăng ngân sách dự chi quốc phòng Tướng Nakatani, đã cho biết “tình hình xung quanh Nhật Bản đang thay đổi” và nhấn mạnh “mức độ chi trả cho quốc phòng cho thấy khoản tiền cần thiết để bảo vệ không phận, hải phận và địa phận của Nhật Bản, và bảo vệ cuộc sống cũng như tài sản của công dân chúng ta." Ông Nakatani cũng lưu ý rằng tàu hải quân Trung Quốc xuất hiện thường xuyên hơn ở gần vùng nước của Nhật, và máy bay chiến đấu cũng tiến “gần quá mức bình thường” với máy bay của Nhật.

Trong Sách trắng quốc phòng mới ban hành vào tháng trước, Tokyo tiếp tục thể hiện lo ngại về tham vọng biển của Trung Quốc trong khu vực trước các hành động ngày càng quyết đoán hơn về quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông và Biển Hoa Đông; đồng thời cáo buộc các hành động bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo và các công trình quân sự một cách trái phép nhằm thay đổi hiện trạng tại các vùng biển Trung Quốc đang chiếm đóng./. 

(Theo VN+)

tin mới

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.