Chân dung Thủ tướng đảo quốc sư tử

(Baonghean) - Singapore đang ở vào thời kỳ bước ngoặt, vừa kết thúc giai đoạn 50 năm thành công và bắt đầu giai đoạn 50 năm tiếp theo, đồng thời đang sắp sửa đối mặt với những biến chuyển đáng kể trên mặt trận chính trị. Hôm 25/8, Thủ tướng Lý Hiển Long của đảo quốc sư tử đã đề nghị Tổng thống nước này giải tán Quốc hội. Đây được đánh giá là động thái nhằm dọn sạch đường cho cuộc tổng tuyển cử sắp sửa diễn ra. Cuộc tổng tuyển cử tới đây sẽ quyết định cách thức Singapore đổi mới về chính trị và kinh tế, thể hiện đường hướng phát triển trong 50 năm nữa và quan trọng hơn, phát đi tín hiệu ai sẽ là thủ tướng tương lai của quốc đảo này. Trong bối cảnh đó, người ta dành nhiều sự chú ý đến vị Thủ tướng đương nhiệm Lý Hiển Long, cũng là vị thủ tướng thứ 3 của đất nước tươi đẹp này.
Ông Lý Hiển Long sinh ngày 10/2/1952 và trưởng thành tại Singapore, là con đầu lòng của Thủ tướng Singapore đầu tiên Lý Quang Diệu và phu nhân Kha Ngọc Chi. Từ năm 1963, ông thường theo cha đến tham dự các buổi bàn thảo chính trị. Thuở thiếu thời, Lý Hiển Long có thành tích học tập đặc biệt xuất sắc và nổi trội tại Trường Trung học Công giáo và Trường Cao đẳng Quốc gia. Sau đó, ông theo học ngành Toán và tốt nghiệp với tầm bằng hạng ưu tại Đại học Cambridge (Anh) vào năm 1974, trước khi tiếp tục học lên cao hơn và lấy bằng thạc sỹ ngành quản trị công vào năm 1980 tại trường Hành chính Kennedy thuộc Đại học Harvard. 
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. 	Ảnh: Internet
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Ảnh: Internet
Ông cũng gia nhập lực lượng vũ trang Singapore năm 1971, trở thành một sỹ quan hết lòng phụng sự đất nước. Đến năm 1984, ông được thăng quân hàm chuẩn tướng, cùng với đó là được bầu vào Quốc hội. Thời điểm này được nhìn nhận là lúc sự nghiệp chính trị của Lý Hiển Long bắt đầu, khi ông gia nhập đảng của cha mình là ông Lý Quang Diệu, tức đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền tại Singapore. Cuối năm 1984, ông được bầu vào Quốc hội và được bổ nhiệm làm Quốc vụ khanh của cùng lúc 2 bộ là Bộ Thương mại và Công nghiệp và Bộ Quốc phòng. Năm 1985, ông giữ chức điều hành Ủy ban Kinh tế, cơ quan khi ấy đã quyết định đề nghị một khoản cắt giảm thuế không hề nhỏ và thực thi thuế tiêu dùng. 
Một năm sau, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương đảng PAP, và trở thành Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp kiêm nhiệm Thứ trưởng Quốc phòng vào năm 1987. Sau khi ông Ngô Tác Đống thay ông Lý Quang Diệu trở thành Thủ tướng Singapore vào năm 1990, Lý Hiển Long đã được bổ nhiệm vào vị trí Phó Thủ tướng. Trong giai đoạn này, ông phát hiện mắc phải khối u lympho và trải qua quãng thời gian trị liệu trong những năm đầu thập niên 90. Căn bệnh ung thư cuối cùng cũng thuyên giảm, và ông tiếp tục quay trở lại chính trường, giữ chức Chủ tịch Cơ quan tiền tệ Singapore trong nhiệm kỳ 1998 - 2004 và sau đó là Bộ trưởng Tài chính. Ngày 12/8/2004, Lý Hiển Long nhậm chức Thủ tướng đảo quốc Singapore xinh đẹp, kế nhiệm ông Ngô. Sau khi tiếp quản quyền lực, ông bổ nhiệm cha mình là cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu nắm giữ vị trí cố vấn bộ trưởng, và cựu Thủ tướng Ngô tiếp tục cương vị thành viên cấp cao trong nội các. 
Trong khi giới quan sát nhận định rằng sau khi trở thành Thủ tướng, Lý Hiển Long sẽ duy trì quyền kiểm soát chặt chẽ đối với đảo quốc phát triển hưng thịnh, ông lại dành nhiều sự quan tâm, chú ý tới nguyện vọng của đông đảo nhân dân Singapore, mong muốn tiếp tục đẩy mạnh tầm vóc và quy mô phát triển của quê nhà. Ông đã hợp pháp hóa hoạt động cờ bạc vào năm 2005, thu hút lượng đầu tư nước ngoài đáng kể để xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng phục vụ các sòng bài hợp pháp. Năm 2006, gói chính sách kinh tế của ông giải ngân khoản thặng dư ngân sách lớn, tạo phúc lợi cho người dân, đồng thời rót tiền vào các kênh chăm sóc y tế, giáo dục và các chương trình nhà ở. Thậm chí các chương trình, chính sách và kế hoạch này còn nhận được sự chú trọng và quan tâm đáng kể hơn nhiều sau các cuộc bầu cử quốc hội năm 2011. Đáng chú ý trong số những việc Thủ tướng Lý Hiển Long đã và đang làm được là việc khởi xướng và hoạch định kế hoạch bảo hiểm y tế bắt buộc, theo dự kiến sẽ chính thức có hiệu lực vào cuối năm nay.
Về đời tư, ông Lý Hiển Long có 2 vợ, người vợ thứ nhất là bác sỹ y khoa, qua đời năm 1982 sau khi sinh nở. Năm 1985, ông kết hôn với bà Hồ Tinh, Giám đốc Công ty đầu tư quốc doanh Temasek Holdings, một người khá nổi tiếng tại đảo quốc Singapore. Ông có 1 con gái và 2 con trai, trong đó cô con gái và 1 cậu con trai là của người vợ trước.
Mới đây, ông Lý Hiển Long đã thẳng thắn chia sẻ về cuộc chiến của mình với căn bệnh ung thư đang hành hạ, và hôm 30/8 tờ Strait Times dẫn lời vị thủ tướng này nói rằng “chắc chắn việc vô cùng hệ trọng là cần phải có một êkíp trẻ được tuyển chọn qua đợt tổng tuyển cử bởi các lãnh đạo trẻ tuổi sẽ có thể đưa Singapore tiếp tục đà phát triển trong 15 đến 20 năm nữa. Thủ tướng Lý Hiển Long nhấn mạnh, kế nhiệm chính trị là một vấn đề cấp bách, người tiếp theo lên nắm quyền thủ tướng chắc chắn phải nằm trong số những người tham gia cuộc tổng tuyển cử đang diễn ra, như là một bằng chứng về sự từng trải cần thiết, với những kinh nghiệm chính trị đủ độ chín. Hôm 3/9, vị thủ tướng này phát biểu thêm rằng các phẩm chất của ứng cử viên - những người lãnh đạo trong tương lai phải bao gồm trung thực, liêm chính, quan tâm đến người dân… và quan trọng nhất là phải có một trái tim nhân hậu.
Như vậy, người kế nhiệm ông Lý Hiển Long sẽ là một trong các nghị sỹ quốc hội được bầu ra trong chiến dịch tổng tuyển cử. Để có được Singapore của hiện nay, đất nước này đã trải qua 50 năm phấn đấu, với những guồng máy lãnh đạo xuất sắc, từ thời người đặt nền móng cho Singapore là Lý Quang Diệu, đến ông Lý Hiển Long và êkíp của ông. Và trước thực tế rằng nội các hiện nay của Thủ tướng Lý cũng đang dần già đi, gấp rút thành lập nội các mới là điều đúng đắn. Dù ai lên nắm quyền tại đảo quốc này, thì chắc chắn ông Lý Hiển Long cũng kỳ vọng người đó cùng nội các mới sẽ “tiếp tục cam kết cùng hợp sức như một dân tộc thống nhất, bất chấp chủng tộc, ngôn ngữ hoặc tôn giáo, để tiếp tục xây dựng Singapore, mang lại hạnh phúc, thịnh vượng và tiến bộ cho đất nước” - như thông điệp mà ông đưa ra trong lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 50 của quốc gia này. 
Thu Giang

tin mới

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.