Nhật Bản ngăn chặn tàu chiến Trung Quốc bằng cách nào?

Nhật Bản đang có kế hoạch xây dựng chiến lược Chống xâm nhập khu vực (A2/AD) riêng của mình, nhằm chống lại một cuộc tấn công "có thể xảy ra" của Hải quân Trung Quốc.

Mới đây, hãng tin Reuters đăng tải một phần của kế hoạch này. Reuters viết:  “Tokyo đang thiết lập một dải tên lửa phòng thủ dọc theo 200 đảo nằm trên biển Hoa Đông kéo dài từ lãnh thổ nước này tới Đài Loan”. 

Đây là lần đầu tiên các quan chức Nhật Bản chính thức thừa nhận rằng phòng tuyến này có mục đích kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc ở phía Tây Thái Bình Dương.

Tên lửa chống hạm Type 88 của Nhật Bản.
Tên lửa chống hạm Type 88 của Nhật Bản.

Bên cạnh đó, trong vòng 5 năm tới, Nhật Bản sẽ tăng số lượng quân đội ở biển Hoa Đông lên thành 10.000 người. Lực lượng này chuyên vận hành các thiết bị tên lửa và rađa trên các đảo, ngoài ra họ còn có các đơn vị lính thủy đánh bộ, tàu ngầm, chiến đấu cơ F-35, các loại khí tài đổ bộ, tàu sân bay hạng nhỏ và cả Hạm đội số 7 của Mỹ đang đóng tại căn cứ Yokosuka, phía nam thủ đô Tokyo.

“Các tàu chiến của Trung Quốc muốn tiến ra Thái Bình Dương phải đi qua phòng tuyến tên lửa Nhật Bản này. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến thương mại cũng như tham vọng khẳng định sức mạnh quân sự trên biển của Trung Quốc”, hãng tin Reuters cho biết.

Vài năm trở lại đây, cộng đồng các chuyên gia an ninh quốc gia của Mỹ đã nghĩ đến một kế hoạch như vậy. Ông Toshi Yoshihara, một giáo sư thuộc Học viện Hải quân Mỹ trước đây đã từng có ý tưởng tương tự trong một báo cáo được viết vào năm 2014.

”Quần đảo Ryukyu có thể là nơi lý tưởng để thiết lập lực lượng chống xâm nhập. Ví dụ, tên lửa chống hạm và tên lửa phòng không được triển khai rải rác tại quần đảo này sẽ là một lưới lửa lợi hại. Trong thời chiến, nếu phòng tuyến này phát huy hiệu quả, quân đội Trung Quốc sẽ buộc phải điều quân vô hiệu hóa”.

“Tuy nhiên, việc này sẽ cần rất nhiều nhân lực và vật lực của Trung Quốc. Bản thân các đảo này không có giá trị lớn đối với Bắc Kinh, do đó lãnh đạo Trung Quốc có thể sẽ không tấn công vào đây”, ông Yoshihara viết.

Nhật Bản có trong tay “các loại vũ khí chi phí thấp, độ bền cao và có số lượng lớn, ví dụ như tên lửa phòng Type 88, Type 12 và nhiều loại khác, buộc Trung Quốc phải điều động nhiều loại vũ khí tấn công đắt đỏ chỉ để giành rất ít lãnh thổ và chưa chắc đã có thể tiến ra vùng biển Thái Bình Dương. Điều này sẽ khiến quân đội Trung Quốc trở nên dàn trải hơn”.

Các tàu của Trung Quốc sẽ gặp khó khăn để vượt qua phòng tuyến quân đảo Ryukyu của Nhật Bản nếu được thiết lập.
Các tàu của Trung Quốc sẽ gặp khó khăn để vượt qua phòng tuyến quân đảo Ryukyu của Nhật Bản nếu được thiết lập.

Ông cũng cho rằng Trung Quốc sẽ không thể dễ dàng tiêu diệt các loại tên lửa này. ”Nếu Trung Quốc tiến hành chiến dịch tấn công từ trên không cũng như trên biển, họ sẽ nhanh chóng tiêu hao số đạn dược hiện có và sẽ phải mất khá nhiều máy bay và phi công. Kết quả thu được sẽ không khả quan, giống như khi liên quân do Mỹ đứng đầu tổ chức săn tìm các tên lửa Scud của Iraq trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1990-91. Việc tấn công đổ bộ cũng sẽ rất mạo hiểm khi binh lính Nhật và Mỹ cùng có mặt”.

“Ngoài những lợi ích về chiến thuật, Nhật Bản cũng thu về nhiều lợi thế chiến lược. Việc có thể điều động các loại tên lửa phòng vệ tới quần đảo Ryukyu một cách bất ngờ sẽ cho thấy quyết tâm của Nhật Bản cũng như củng cố đáng kể khả năng hành động của Tokyo vào thời điểm khủng hoảng xảy ra. Nhật Bản có thể sẽ giới hạn tầm hoạt động của các đơn vị tàu của Trung Quốc và đồng thời cũng rất hợp với chính sách tự vệ từ trước tới nay của mình, qua đó củng cố vị thế ngoại giao trên trường quốc tế”, ông Yoshihara kết luận.

Đây là một bước đi thông minh của Nhật Bản nhằm nâng cao quốc phòng và giới hạn hoạt động của Hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, Tokyo vẫn cần phải có giải pháp nhằm ngăn chặn một thách thức lớn hơn, đó là các hệ thống tên lửa tầm xa có thể bắn đến các căn cứ quân sự của Nhật Bản và các nước đồng minh. 

Theo Infonet

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.