Trung Quốc xử hơn 1,3 triệu quan chức tham nhũng

Theo Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI), khoảng 1,34 triệu quan chức của nước này đã bị trừng phạt vì tội tham nhũng chỉ trong gần 5 năm qua.

Singapore quyết “sạch bóng tham nhũng”​Đối tượng tham nhũng Trung Quốc về nước đầu thú sau 19 năm ở MỹChính trị gia Malaysia thách nhau chịu điều tra tham nhũng

Hai cảnh sát Trung Quốc dẫn giải Li Huabo, một quan chức tham nhũng nằm trong danh sách 100 người bị truy nã gắt gao nhất, hồi tháng 5-2015 - Ảnh: Zuma Press
Hai cảnh sát Trung Quốc dẫn giải Li Huabo, một quan chức tham nhũng nằm trong danh sách 100 người bị truy nã gắt gao nhất, hồi tháng 5-2015 - Ảnh: Zuma Press

Hai cảnh sát Trung Quốc dẫn giải Li Huabo, một quan chức tham nhũng nằm trong danh sách 100 người bị truy nã gắt gao nhất, hồi tháng 5-2015 - Ảnh: Zuma Press

Hãng tin Reuters cho biết từ năm 2013, sau khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 18 của Trung Quốc kết thúc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi" dọn dẹp nạn tham nhũng trong bộ máy nhà nước. 

Đây là một trong những chính sách nổi bật nhất của ông Tập trong nhiệm kỳ 5 năm qua.

Theo công bố của CCDI ngày 8-10, trong số các quan "cấp ruồi" bị trừng phạt từ năm 2013 có 648.000 quan chức làng xã, hầu hết dính líu đến các vụ tham nhũng quy mô nhỏ.

Riêng năm 2016, chiến dịch đã xử hơn 120 quan chức cấp cao, bao gồm khoảng một chục quan chức quân đội, giám đốc điều hành các doanh nghiệp nhà nước...

Đáng chú ý, chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập không tha cả các nhà lãnh đạo đương nhiệm và cựu lãnh đạo cấp cao.

Có thể điểm ra những cái tên lừng lẫy như cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai (Bo Xilai), 2 cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương là Từ Tài Hậu (Xu Caihou) và Quách Bá Hùng (Guo Boxiong), cùng 2 cựu phó chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp) là Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua) và Tô Vinh (Su Rong). 

Ông Chu Vĩnh Khang lúc đương nhiệm năm 2011 và khi ra tòa năm 2015 - Ảnh: REUTERS
Ông Chu Vĩnh Khang lúc đương nhiệm năm 2011 và khi ra tòa năm 2015 - Ảnh: REUTERS

Như vậy, việc điều tra các nhân vật trên đã phá vỡ quy tắc "miễn tử kim bài" bất thành văn dành cho các thành viên thường vụ.

Mới đây nhất, ngày 29-9, cựu bí thư Trùng Khánh Tôn Chính Tài (Sun Zheng Cai) bị khai trừ đảng và bãi nhiệm mọi chức vụ vì "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng" - một cụm từ thông dụng để nói về hành vi tham nhũng. Hiện ông này đang bị CCDI điều tra.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã phối hợp với cộng đồng quốc tế để truy lùng những nghi phạm tham nhũng chạy trốn ra nước ngoài thông qua chiến dịch như "Lưới trời" (Sky Net) cùng nhiều chiến dịch khác.

Tính tới cuối tháng 8-2017, 3.339 nghi phạm đã bị bắt giữ tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 628 cựu quan chức, và tịch thu được khoảng 9,36 tỉ Nhân dân tệ (khoảng 1,41 tỉ USD).

Cuộc thăm dò dư luận của của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) cho thấy 92,9% người dân nước này hài lòng với các chiến dịch chống tham nhũng trong năm 2016, tăng 17,9% so với năm 2012.

Theo TTO

tin mới

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.