Chiến dịch đánh cắp radar Ai Cập của biệt kích Israel năm 1969

Quân đội Israel thực hiện chiến dịch đột kích táo bạo để đánh cắp tổ hợp radar phòng không P-12 mà Ai Cập vừa nhận của Liên Xô.

chien-dich-danh-cap-radar-ai-cap-cua-biet-kich-israel-nam-1969

Cụm radar P-12 trong trạng thái triển khai. Ảnh: Wikipedia.

Đêm 26/12/1969, lực lượng biệt kích Israel tiến hành chiến dịch mang mật danh "Rooster 53" (Gà trống 53) nhằm thu đánh cắp một radar cảnh giới đường không P-12 mà Ai Cập vừa nhận từ Liên Xô. Thành công của chiến dịch giúp Israel và Mỹ sở hữu một trong những radar hiện đại nhất thời đó cũng như tìm ra phương án gây nhiễu để đối phó với các tổ hợp tên lửa S-75 (SA-2) do Liên Xô chế tạo, theo Jewish Library.

Sau khi bị Israel đánh bại trong Chiến tranh sáu ngày nổ ra năm 1967, quân đội Ai Cập bắt đầu hiện đại hóa, đẩy mạnh việc mua sắm khí tài hiện đại từ Liên Xô, trong đó có các hệ thống radar phòng không tối tân để đối phó với không quân Israel.

Quân đội Israel khi đó vận hành hàng loạt vũ khí thu được từ Ai Cập và Syria trong Chiến tranh sáu ngày, nhằm phát hiện và khai thác điểm yếu của đối phương. Sự xuất hiện của những khí tài tối tân trong biên chế Ai Cập trở thành mục tiêu chú ý của tình báo Israel, đặc biệt khi họ mất dần lợi thế công nghệ trên chiến trường, khiến hoạt động của không quân Israel đều bị phát hiện từ xa.

Tháng 9/1969, Tel Aviv phát hiện dấu hiệu của một hệ thống phòng không mới, rất khó xuyên thủng của Cairo. Không quân Israel tiến hành hàng loạt nhiệm vụ trinh sát không ảnh, trước khi nhận dạng một đài radar cảnh giới P-12 hiện đại ở bờ biển Ras-Arab.

P-12 "Yenisei" là radar cảnh giới đường không ba tọa độ, có khả năng phát hiện mục tiêu ở tầm 200 km và độ cao 25 km. P-12 có thể hoạt động độc lập trong mạng lưới cảnh báo sớm, hoặc đóng vai trò radar nhìn vòng trong tổ hợp phòng không S-75.

Ban đầu, quân đội Israel định không kích tiêu diệt hệ thống này, nhưng vụ tấn công bị hủy khi họ nảy ra ý tưởng "bắt cóc" đài P-12 một cách nguyên vẹn. Chiến dịch mang mật danh Rooster 53 được lên kế hoạch vào ngày 24/12. Không quân Israel lựa chọn trực thăng vận tải hạng nặng CH-53 Yasur vừa được bàn giao trước đó không lâu, được cho là loại trực thăng duy nhất đủ sức chuyên chở hệ thống P-12 với khối lượng tới 7 tấn.

chien-dich-danh-cap-radar-ai-cap-cua-biet-kich-israel-nam-1969-1

Trực thăng CH-53 Yasur của không quân Israel. Ảnh: Airliners.

Rooster 53 bắt đầu lúc 9h tối 26/12/1969 bằng hàng loạt đợt tấn công của các phi đội cường kích A-4 Skyhawk và tiêm kích F-4 Phantom II nhằm vào lực lượng Ai Cập dọc bờ tây kênh đào Suez và Biển Đỏ. Lợi dụng tiếng ồn từ các máy bay phản lực, ba trực thăng Super Frelon chở theo lính biệt kích Israel bí mật bay tới bờ biển Ras-Arab, nơi có đài radar P-12.

Nhóm đột kích gây bất ngờ cho lực lượng bảo vệ mỏng tại đài radar và nhanh chóng kiểm soát khu vực, bắt đầu "xẻ thịt" đài radar để mang về nước.

Tới 2h sáng 27/12, lực lượng biệt kích Israel đã tháo rời toàn bộ hệ thống P-12 để chờ hai chiếc CH-53 tới vận chuyển. Trực thăng đầu tiên chở theo xe liên lạc và ăng ten, trong khi chiếc CH-53 còn lại vận chuyển hệ thống đài radar nặng 4 tấn. Cả hai trực thăng sau đó bay qua Biển Đỏ để trở lại lãnh thổ do Israel kiểm soát.

Đài radar nặng 4 tấn vượt quá sức chở tối đa của chiếc CH-53, khiến khung sườn trực thăng bị kéo giãn và ống dẫn thủy lực bị thủng. Chỉ huy trực thăng khi đó đối mặt với lựa chọn vứt bỏ cụm P-12 xuống biển hoặc mất điều khiển chiếc CH-53, nhưng vẫn kịp bay vào bờ biển Israel. Phi công điều khiển máy bay đặt đài radar xuống đất và hạ cánh bên cạnh, ngay trước khi mất khả năng kiểm soát trực thăng.

Phi cơ CH-53 còn lại vận chuyển xe liên lạc và ăng ten về căn cứ an toàn, sau đó nhận lệnh quay lại chở đài P-12. Tình trạng quá tải tương tự diễn ra, khiến chiếc trực thăng suýt đâm xuống đất. Tuy nhiên, toàn bộ hệ thống P-12 vẫn được đưa về an toàn theo đúng kế hoạch.

chien-dich-danh-cap-radar-ai-cap-cua-biet-kich-israel-nam-1969-2

Đài P-12 bị thu giữ đang được trưng bày tại bảo tàng quân sự của Israel. Ảnh: Wikipedia.

Cuộc đột kích chớp nhoáng khiến hai lính Ai Cập thiệt mạng, 4 người bị bắt làm tù binh, trong khi phía Israel chỉ có một biệt kích bị thương. Chính phủ Israel ban đầu định che giấu chiến dịch Rooster 53, nhưng quyết định công bố diễn biến và thành công của nó sau đó một tuần.

Đài radar P-12 bị tháo rời và nghiên cứu kỹ càng, giúp Israel phát triển những biện pháp chế áp mới, vô hiệu hóa mối đe dọa từ hệ thống phòng không Ai Cập. Tổ hợp này sau đó được bàn giao cho quân đội Mỹ, tương tự các khí tài Liên Xô bị Israel thu giữ trước đó như tên lửa S-75.

 Theo VNE 

tin mới

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.