Trung Quốc cần khẩn cấp cắt nguồn cung dầu cho Triều Tiên

(Baonghean.vn)- Cựu Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Ban Ki-moon cho rằng Trung Quốc cần khẩn cấp cân nhắc việc cắt giảm xuất khẩu dầu cho Triều Tiên, ít nhất là 1/2, để ép Bình Nhưỡng chuyển hướng chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này.

Trả lời phỏng vấn độc quyền tiểu mục “This week in Asia” của tờ South Morning China Post trước chuyến thăm Hong Kong 3 ngày, ông Ban Ki-moon cho biết: "Xét theo tốc độ đáng kinh ngạc mà tình hình đang diễn biến trước mắt chúng ta, Trung Quốc phải cân nhắc một lệnh trừng phạt ít nhiều, chẳng hạn như 1/2 lượng dầu xuất khẩu, nếu chúng ta muốn Triều Tiên thay đổi con đường hiện nay". 

Cựu TTK LHQ Ban Ki-moon. Ảnh: AP
Cựu TTK LHQ Ban Ki-moon. Ảnh: AP

Quan điểm của ông Ban cũng tương tự lời kêu gọi của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm 12/12, rằng lệnh cấm vận dầu mỏ đơn phương của Trung Quốc là cách hữu hiệu nhất buộc Triều Tiên quay lại bàn đàm phán.

Tuy nhiên, cựu Tổng thư ký LHQ cũng ý thức rằng một lệnh trừng phạt hoàn toàn là điều không thể với Trung Quốc, bởi nước này luôn lo ngại sự sụp đổ của chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ kéo theo sự bất ổn và làn sóng người tị nạn tràn sang biên giới Trung Quốc.

 Mặc dù các lãnh đạo Trung Quốc đang phải đối mặt với tình hình “căng như dây đàn”, ông Ban vẫn bày tỏ hy vọng Bắc Kinh sẽ “đóng vai trò thiết yếu một cách khôn ngoan nhằm tận dụng sức mạnh của nước này để đảm bảo sự an toàn của cộng đồng quốc tế trước bất kỳ mối đe dọa an ninh nào sắp xảy ra”.

 Quan chức này cũng cho rằng Mỹ đang phải đối mặt với “thách thức an ninh nghiêm trọng nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh”.

Triều Tiên mới đây phóng ICBM Hwasong-15, có khả năng vươn tới lục địa Mỹ. Ảnh: AFP
Triều Tiên mới đây phóng ICBM Hwasong-15, có khả năng vươn tới lục địa Mỹ. Ảnh: AFP

Trước đó, Trung Quốc tuyên bố rằng các nỗ lực quốc tế nhằm kiềm chế tham vọng hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên phải tuân thủ nguyên tắc "4 không": không thay đổi chế độ của Triều Tiên, không làm sụp đổ chế độ, không thúc ép việc thống nhất liên Triều và không có sự triển khai quân sự nào ở phía bắc vĩ tuyến 38, nơi chia cắt 2 miền Triều Tiên.

Dù không có số liệu công khai về việc nhập khẩu và sử dụng năng lượng của Triều Tiên, Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ước tính rằng trong năm 2016, nước này nhập khẩu khoảng 6.000 thùng dầu/ngày từ Trung Quốc.

Con số này chiếm 40% lượng dầu tiêu thụ mỗi ngày của Triều Tiên, tức khoảng 16.000 thùng, nếu so với Hàn Quốc chỉ như "muối bỏ bể" khi mức tiêu thụ dầu của Seoul năm 2016 là 2,6 triệu thùng dầu/ngày. Dầu thô được chuyển từ Trung Quốc đến Triều Tiên thông qua "Đường ống Dẫn dầu Hữu nghị Trung - Triều" vận hành từ năm 1975./.

Lan Hạ

(Theo SMCP)

tin mới

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.