Tại sao chúng ta cứ phải sợ Triều Tiên?

(Baonghean.vn)- Truyền thông và giới chính trị gia luôn nhắc nhở rằng Triều Tiên chế tạo một quả bom từ nguyên liệu hạt nhân 8 tuần một lần. Nếu không có gì thay đổi, chính quyền Kim Jong-un sẽ xây dựng một kho vũ khí hạt nhân có thể đánh trúng mục tiêu lục địa Mỹ vào giữa những năm 2020.

Binh sỹ Triều Tiên trên Quảng trường Kim Nhật Thành ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: AP
Binh sỹ Triều Tiên trên Quảng trường Kim Nhật Thành ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: AP

Một sự thật khác là Mỹ có thể “sa chân” vào một cuộc xung đột hủy diệt trên bán đảo Triều Tiên, có thể cướp đi mạng sống của hàng triệu người, đẩy quân Mỹ vào thế hiểm nguy và thậm chí có thể kích động một cuộc chiến hạt nhân. Do đó, chúng ta cần suy xét tình hình bằng cách nhìn thận trọng. Tuy nhiên liệu chúng ta có nên sợ Triều Tiên đến thế?

Mỹ là cường quốc hùng mạnh nhất trên thế giới. Tiềm lực quân sự của Mỹ không chịu thua ai, bằng 8 nước xếp sau cộng lại. Nước này có hàng nghìn vũ khí hạt nhân và thêm nhiều quả bom dẫn đường chính xác. Chiến đấu cơ, tàu chiến, máy bay tàng hình và năng lực mạng khiến ai ai cũng ghen tị.

Ngược lại, chúng ta có Triều Tiên, một nhà nước chuyên chế, thất bại trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của 23 triệu người dân. Chương trình lương thực thế giới của LHQ cho hay 70% người dân Triều Tiên không đủ ăn năm 2016. Ước tính 25% trẻ em Triều Tiên bị còi cọc. Đất nước này xếp thứ 213/230 quốc gia tính theo chỉ số GDP đầu người. Triều Tiên có 1,2 triệu quân nhân, tuy nhiên lực lượng Triều Tiên phụ thuộc “trang thiết bị lỗi thời, không được hiện đại hóa”.

Vậy ai nên sợ ai?

Trong một cuộc đối đầu quy mô lớn với Mỹ-Hàn, lãnh đạo và đất nước Triều Tiên sẽ bị hủy diệt, do đó Bình Nhưỡng không chọn chính sách “tự sát”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Triều Tiên đang “tìm kiếm rắc rối”. Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Triều Tiên đang “tìm kiếm rắc rối”. Ảnh: AP

Vậy nên hành động của Mỹ không nên bị dẫn dắt bởi những chính sách lỗi thời, rập khuôn và những dòng tweet của Tổng thống Mỹ phản ứng thái quá khi đối mặt với các bất đồng, có thể dẫn tới nước cờ sai và gây thảm họa. Hơn hết, Mỹ cần dẫn dắt bằng sự tự tin, không phải sự lo sợ.

Như cựu Bộ trưởng Quốc phòng William Perry nhấn mạnh: “Chúng ta cần đối phó với Triều Tiên như những gì vốn có, không phải như chúng ta mong muốn”. Có nghĩa rằng chúng ta không nên kỳ vọng Triều Tiên tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, nhưng chúng ta cũng không thể coi nước này là một “siêu côn đồ”.

Mối đe dọa mà Triều Tiên gây ra là nghiêm trọng, song không phải mối đe dọa sắp xảy ra đối với lục địa Mỹ. Do đó không nên làm tình hình tồi tệ hơn bằng việc tự dọa dẫm bản thân và làm trầm trọng nguy cơ về một cuộc chiến Triều Tiên khác./.

Lan Hạ

(Theo LA Times)

tin mới

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?