Thăm chính thức Việt Nam, ông Trump thể hiện mối quan tâm lớn tới châu Á

Việc Tổng thống Mỹ đến Hà Nội thăm chính thức Việt Nam cho thấy chính quyền Mỹ có nhiều vấn đề quan tâm ở châu Á.

Tổng thống Mỹ sẽ đến Hà Nội thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: AFP.
Tổng thống Mỹ sẽ đến Hà Nội thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: AFP.

"Ông Trump đến thăm Đông Nam Á, gồm Việt Nam và Philippines, là một dấu hiệu quan trọng rằng chính sách của Mỹ ở châu Á không chỉ là về vấn đề ở Đông Bắc Á, điều đang thu hút hết sự chú ý của Tổng thống", ông Brian Harding, nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu American Progress, trao đổi với VnExpress.

Nhà Trắng hôm 16/10 thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đến Hà Nội, thăm chính thức Việt Nam vào ngày 11/11, sau khi dự Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng.

Theo ông Harding, khi đến Hà Nội, ông Trump có thể nêu bật vấn đề Biển Đông, điều mà Tổng thống Mỹ đã thể hiện mối quan tâm lớn khi tiến hành chiến dịch tranh cử năm ngoái. Mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước cũng có thể được nêu ra trong chuyến thăm này.

Khi còn là ứng viên tổng thống, ông Trump cho rằng Mỹ cần có quan điểm cứng rắn hơn với Trung Quốc trong một loạt vấn đề, trong đó có hoạt động của nước này trên Biển Đông. Tuy nhiên, sau khi lên nắm quyền, chính sách châu Á của Trump hầu như chỉ tập trung vào giải quyết cuộc khủng hoảng Triều Tiên và giảm thâm hụt thương mại song phương với Trung Quốc.

Ông Harding cho rằng Tổng thống Trump đến nay dường như đã nhận ra rằng việc nhún nhường trước Trung Quốc trong vấn đề thương mại để giành được sự ủng hộ của nước này trong giải quyết khủng hoảng Triều Tiên không phải là chiến lược hay để đối phó với Bắc Kinh.

Do vậy ông dự đoán chuyến thăm chính thức tới Hà Nội là cơ hội tốt để ông Trump và các lãnh đạo Việt Nam chia sẻ quan điểm về nhiều vấn đề, trong đó có xử lý mối quan hệ với Trung Quốc hay thương mại song phương.

Tỏ ra lạc quan về hợp tác song phương Việt - Mỹ, Phó giáo sư, Tiến sĩ Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Mỹ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, cho rằng việc Tổng thống Trump đến Hà Nội thể hiện ý định tăng hợp tác với Việt Nam. Về tình hình Biển Đông, ông Lợi nhắc tới việc Mỹ gần đây đẩy mạnh các chuyến tuần tra tự do hàng hải ở khu vực này.

Dưới góc nhìn của nhà quan sát khu vực lâu năm, Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, đánh giá chuyến đi này của ông Trump thể hiện Mỹ sẽ vẫn cam kết can dự ở châu Á - Thái Bình Dương và tiếp tục ủng hộ các khuôn khổ quan trọng, gồm APEC, ASEAN và Cấp cao Đông Á (EAS).

Theo ông Thayer, Tổng thống Mỹ không chỉ tái khẳng định cam kết với các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, mà còn đối với các nước là đối tác của Washington trong khu vực. Trước khi công du, ông Trump sẽ đón các lãnh đạo Singapore, Thái Lan và Malaysia tại Nhà Trắng.

Tuy nhiên, ông Gregory Poling, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), Mỹ, dự đoán hai ưu tiên chính của Tổng thống Mỹ trong chuyến thăm Việt Nam lần này là trao đổi về vấn đề Triều Tiên và thảo luận thương mại song phương.

Về vấn đề Biển Đông, ông Poling cho rằng chính quyền Mỹ chưa có một chính sách mạnh mẽ, ngoại trừ Lầu Năm Góc, nên sẽ không đặt ưu tiên thảo luận. "Tôi cho rằng Tổng thống Mỹ sẽ có nhắc đến vấn đề Biển Đông, nhưng đây không phải là vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự", ông nhận định.

"Để có các thảo luận sâu hơn về Biển Đông với sự tham gia của Mỹ cần đến vai trò của các đối tác như Nhật Bản, Australia và Việt Nam, tương tự như ở Diễn đàn an ninh ARF hồi tháng 7", ông Poling nói.

Giáo sư John Karaagac, Đại học Indiana, cho rằng chuyến công du châu Á của ông Trump là chuyến đi quan trọng nhất liên quan đến chính sách đối ngoại của Washington. Tổng thống Mỹ có thể duy trì cam kết của người tiền nhiệm Barack Obama với châu Á và thậm chí tăng cường thêm. Ông cũng đề cao tầm quan trọng thứ tự các điểm đến của ông Trump, đầu tiên là Nhật Bản, đối tác mạnh nhất của Mỹ, tiếp đó là Hàn Quốc và sau đó là Trung Quốc. 

"Ông Trump đến Bắc Kinh, có thể tương tự với chuyến thăm của cựu tổng thống Richard Nixon. Có thể Mỹ nhắm tới tăng áp lực với Triều Tiên", ông Karaagac cho biết.

Giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương, dự đoán Tổng thống Mỹ sẽ tìm cách thuyết phục các nước, kể cả gây sức ép, để cùng cô lập Triều Tiên. Thế nhưng, Washington đang không có nhiều lợi thế sau khi rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), còn Bắc Kinh thì đang tăng cường ảnh hưởng bằng sáng kiến Vành đai và Con đường.

Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong nhiều vấn đề khu vực

Giáo sư Thayer cho rằng quyết định đến thăm Hà Nội của Tổng thống Mỹ cho thấy Washington coi Hà Nội là một nhân tố quan trọng trong các vấn đề khu vực, là một đối tác có chung quan điểm với Mỹ trong nhiều thảo luận.

Ông cũng lưu ý Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc là lãnh đạo đầu tiên ở Đông Nam Á đến thăm Nhà Trắng hồi tháng 5, theo lời mời của ông Trump.

Các nội dung chính Tổng thống Mỹ và các lãnh đạo Việt Nam dự kiến trao đổi bao gồm trật tự dựa trên các quy tắc ở Biển Đông, tự do hàng hải và hàng không, tự do kinh tế dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế và cả việc không phổ biến vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. 

"Ở Hà Nội, Tổng thống Mỹ và Chủ tịch nước Trần Đại Quang có thể sẽ đưa ra một tuyên bố chung tái khẳng định quyết tâm gia tăng quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước. Các lĩnh vực chính là hợp tác thương mại, an ninh biển, quốc phòng và các vấn đề hậu chiến tranh", Giáo sư Thayer nói.

Đồng tình với ý kiến này, chuyên gia  Harding cho rằng trong chuyến thăm của ông Trump, lãnh đạo hai nước sẽ trao đổi về các biện pháp giảm thâm hụt thương mại song phương, trong đó có thể có biện pháp Việt Nam mua các thiết bị quốc phòng của Mỹ.

Giáo sư Karaagac đánh giá Tổng thống Mỹ luôn kết nối hợp tác quân sự song phương với các thoả thuận an ninh khu vực. Vì thế, ông cũng kết nối các vấn đề thương mại song phương và các vấn đề an ninh.

Theo ông Vuving, Việt Nam nên tranh thủ cơ hội khi Trump đến thăm để thúc đẩy việc hình thành cục diện cộng đồng đấu tranh vì luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Việt Nam cần tiếp tục tăng cường quan hệ song phương với Mỹ và các đối tác khác, vận động các nước láng giềng lên tiếng ủng hộ phán quyết của Toà Trọng tài về Biển Đông. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng cần tìm hiểu khả năng lập một khối kinh tế, gồm các nước lớn và vừa trong khu vực để làm đối trọng với sức hút kinh tế của Trung Quốc.

"Trong chuyến công du châu Á này, nếu như ông Trump không đề ra được tầm nhìn hợp tác Mỹ - ASEAN ngoài khuôn khổ 'cùng nhau giải quyết vấn đề Triều Tiên', vị thế của Mỹ ở Đông Nam Á sẽ chông chênh", ông Harding nhận định./.

Theo VNE

tin mới

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Báo Mỹ phân tích phản ứng bất ngờ của Chủ tịch Trung Quốc tại Pháp; Moskva sẽ đáp trả gay gắt hành động mới đây của Vương quốc Anh; Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine...

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Rashida Tlaib đã kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các quan chức cấp cao khác về hành động của nhà nước Do Thái ở Dải Gaza. Thông cáo báo chí của cô được Fox News trích dẫn.

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

(Baonghean.vn) - Odessa là mấu chốt của cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ vì nó nắm giữ chìa khóa dẫn đến Biển Đen, mà còn bởi vì cuộc chiến bản sắc giữa Nga và Ukraine – giữa một quá khứ đế quốc và một tương lai dân chủ. Liệu rằng, Odessa có sáp nhập vào Nga như dự đoán của giới quan sát?

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.