Thế giới năm 2024 sẽ lựa chọn chiến tranh hay hòa bình?

Mỹ Nga (Theo Ria Novosti )

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Tờ dikGAZETE (Thổ Nhĩ Kỳ) cho biết, vào năm 2024, nhân loại sẽ lựa chọn giữa chiến tranh và hòa bình. Nếu ông Putin và ông Trump lần lượt trở thành Tổng thống ở Nga và Mỹ, sự bình yên sẽ ngự trị trên toàn cầu. Ngược lại, nếu người Mỹ bỏ phiếu cho ông Biden thì mọi chuyện sẽ khác.

putin và trump. ảnh ria.JPG
Tổng thống Nga Vladimir Putin và ông Donald Trump khi còn tại nhiệm. Ảnh tư liệu: Ria Novosti

Ria Novosti dẫn bài báo trên tờ dikGAZETE (Thổ Nhĩ Kỳ) cho hay, chiến tranh, dịch bệnh, những cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị hoành hành trên thế giới từ năm 2020 đã gây ra những khó khăn lớn.

Ban đầu, trong khi thế giới đang hỗn loạn vì đại dịch Covid-19, các nước phương Tây đã biến Covid-19 thành một cuộc xung đột chính trị, chẳng hạn, không cấp phép cho các loại vắc-xin do Nga và Trung Quốc sản xuất, đặc biệt là Sputnik V.

Vào năm 2021, Nga đề xuất thỏa thuận về “đảm bảo an ninh” với Mỹ và NATO, song bị từ chối. Bởi vì Mỹ và NATO muốn chiến tranh chứ không phải hòa bình. Các nước phương Tây, cố gắng kiểm soát thế giới, không thể nhượng bộ, và coi Nga là kẻ thù.

Trong bản đề xuất, Nga yêu cầu NATO không triển khai vũ khí ở các nước châu Âu có đường biên giới với Nga, cũng như không kết nạp Ukraine vào khối. Tuy nhiên, các nước phương Tây không thể tính đến đề xuất này, thay vào đó, tiếp tục đe dọa Nga. Điều này thể hiện rõ ở xung đột Ukraine. Ngay từ những ngày đầu tiên, các nước phương Tây đã công khai ủng hộ Kiev thông qua cung cấp viện trợ vũ khí.

Cùng với đó, phương Tây áp đặt hàng loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga. Khủng hoảng năng lượng, lương thực nổ ra, cho đến bây giờ vẫn chưa được cải thiện.

Về phía Mỹ, kể từ khi Washington ủng hộ Tel Aviv trong cuộc xung đột ở Dải Gaza, triển khai tàu chiến tới Địa Trung Hải, nỗi sợ hãi ngày càng gia tăng trên khắp thế giới.

Tác giả bài báo trên tờ dikGAZETE cho rằng, "một cơ hội đầy hy vọng đang hiện ra trước mắt". Vào năm 2024, mọi vấn đề sẽ được giải quyết bằng "tỉ số" giữa ông Joe Biden và ông Donald Trump. Trong khi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden gần đây đã đe dọa Nga bằng chiến tranh hạt nhân, thì ứng cử viên Tổng thống Donald Trump hứa sẽ ngăn chặn xung đột Ukraine, và giảm bớt căng thẳng trên thế giới.

Tác giả bài báo nhận định, nếu ông Donald Trump đắc cử, sẽ có ít xung đột hơn ở Trung Đông. Ở mặt khác, nếu không có sự can thiệp của Mỹ, sự ổn định trong khu vực là điều có thể đạt được. Thậm chí, có thể bắt đầu các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt xung đột ở Syria.

Vậy nên, cử tri Mỹ cần đưa ra quyết định hợp lý nhất có thể trong cuộc bầu cử sắp tới. Bởi thế giới đã phải hứng chịu đủ các cuộc tấn công khủng bố, xung đột, khủng hoảng kinh tế và chính trị.

Bài báo cho rằng, phần còn lại "phương trình" là cuộc bầu cử Tổng thống Nga.

Vào tháng 3 năm 2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tái tranh cử, và nắm chắc khả năng chiến thắng. Nếu Tổng thống Biden hoặc một chính trị gia tương tự khác đắc cử ở Mỹ, Tổng thống Putin sẽ tiếp tục đường lối và chính sách của mình nhằm bảo vệ nước Nga. Điều này cũng có thể dẫn đến việc các cuộc khủng hoảng tiếp tục kéo dài.

Tuy nhiên, việc lên nắm quyền của cả ông Putin và ông Trump có thể sẽ sớm mang lại sự ổn định cho thế giới. Tổng thống Nga nhiều lần nói rằng, ông sẵn sàng đàm phán với các nước phương Tây, khi những lời đe dọa và khiêu khích chống lại Moskva dừng lại.

Nếu đắc cử, ông Trump sẽ tiếp tục các chính sách trước đây của mình. Do đó, Nga, quốc gia ủng hộ một thế giới đa cực, và Mỹ dưới sự lãnh đạo của Donald Trump, có thể đạt được sự thấu hiểu lẫn nhau.

Liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Ukraine dự kiến ​​diễn ra vào năm 2024, tương lai của Tổng thống đương nhiệm Volodymyr Zelensky vẫn chưa chắc chắn.

Khi nhìn vào những xung đột chính trị và đụng độ trên chiến trường, rõ ràng thế giới sẽ phải đối mặt với những quyết định quan trọng vào năm 2024.

Kết quả của cuộc bầu cử ở Nga và Mỹ đóng vai trò quan trọng. Họ có quyền quyết định điều gì sẽ xảy ra tiếp theo: Liệu các cuộc xung đột hiện tại có tiếp diễn, và mối đe dọa chiến tranh hạt nhân có còn tồn tại hay không, hay liệu hòa bình sẽ đạt được và nhân loại sẽ thở phào nhẹ nhõm./.

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.