Thế giới xoay quanh bất đồng và bế tắc

(Baonghean) - Thế giới đang đối mặt với nhiều mối đe dọa nghiêm trọng và phức tạp, đáng chú ý là vấn đề người di cư - cuộc khủng hoảng nhân đạo được xem là lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II tới nay và những thách thức từ sự nổi dậy của nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Bài toán đó đến nay vẫn chưa được giải quyết bởi sự bất đồng và mâu thuẫn đang tồn tại trong cách nhìn nhận và hành động của các nước lớn. 

“Cơn sốt” di cư chưa hạ nhiệt 
Chủ đề chính tại Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu tại Brussels (Bỉ) hôm 15 - 16/10 vẫn là vấn đề di cư với trọng tâm là việc tăng cường hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm hạn chế làn sóng người nhập cư đang ồ ạt vào châu Âu. Theo kế hoạch hành động được đưa ra trong thông cáo kết thúc hội nghị, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải thực hiện các cam kết giúp kiểm soát dòng người di cư, đảm bảo mọi đề nghị tị nạn đều được giải quyết hợp lý, đồng thời nỗ lực chống nạn buôn người. Đổi lại, EU phải hỗ trợ Ankara trong việc “đón tiếp người tị nạn” và quản lý tốt hơn biên giới lãnh thổ, đồng thời EU sẵn sàng chi 63 tỷ euro hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ tiếp nhận người tị nạn. 
Có thể thấy, rõ ràng EU đang muốn nhượng bộ một số ưu đãi để Ankara chấp thuận giữ chân hơn 2 triệu người tị nạn có mặt ở đất nước này, và ngăn dòng người di cư đang nỗ lực vượt qua “cửa ngõ” Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia láng giềng của Syria để đến châu Âu. Tuy nhiên, Ankara dường như không chấp thuận với phương án này. 
Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra trong 2 ngày 15-16/10 tại Brussells, Bỉ.
Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra trong 2 ngày 15-16/10 tại Brussells, Bỉ.
Ngay sau Hội nghị, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Feridun Sinirlioglu đã lập tức lên án đề xuất của EU về hỗ trợ tài chính cho nước này nhằm giảm bớt cuộc khủng hoảng di cư, cho rằng “đề xuất đó là không thể chấp nhận được”.  
Vị ngoại trưởng này cũng cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ cần ít nhất 3 tỷ euro (3,4 tỷ USD) trong năm đầu tiên của thỏa thuận, đồng thời nhấn mạnh kế hoạch hành động được các nhà lãnh đạo EU và Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí ở Brussels hôm 15/10 chỉ là bản dự thảo chứ chưa phải là bản chính thức. Hội nghị thượng đỉnh vừa rồi của EU được đánh giá là đưa ra được những biện pháp mới nhằm củng cố các khu vực ngoại vi và biên giới của nhóm nước này. Tuy nhiên, sự bất đồng trong cách giải quyết vấn đề đang là chướng ngại lớn khiến bài toán người di cư vẫn còn hết sức nan giải. 
Ngay trong lúc Hội nghị đang diễn ra, cơn sốt người di cư đang nóng lên trên bàn đàm phán thì một người di cư đã bị lính biên phòng Bulgaria bắn chết. Đây là vụ việc hi hữu kể từ khi cuộc khủng hoảng người di cư nổ ra tại châu Âu trong vòng một năm qua, và Thủ tướng Bulgaria Boris Borisov đã phải rời cuộc họp thượng đỉnh của EU để trở về nước giải quyết vụ việc này. Vòng bế tắc vẫn chưa được gỡ nút thắt, những cố gắng, nỗ lực của châu Âu trong thời gian qua dường như vẫn chưa đủ trước cuộc khủng hoảng nặng nề từ người di cư. 
Không những vậy, cuộc khủng hoảng này còn khiến cho tình hình nội tại của chính các nước EU nảy sinh nhiều vấn đề. Tại Đức - đất nước có nhiều chính sách mở cửa đối với người nhập cư, kết quả cuộc thăm dò dư luận do kênh truyền hình N24 công bố cho thấy, người dân nước này đang cảm thấy lo lắng trước sự phân cực trong xã hội giữa hai lực lượng đối lập nhau là những người ủng hộ và chống nhập cư. 66% cho rằng cuộc khủng hoảng tị nạn có thể chia rẽ xã hội Đức, trong khi chỉ 24% có quan điểm ngược lại là cuộc khủng hoảng có thể giúp liên kết xã hội hơn. Đáng chú ý, chỉ có 18% người Đức cho rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayip Erdogan là một đối tác đàm phán đáng tin cậy trong chính sách về người tị nạn. 
Bất đồng giải pháp chính trị cho khủng hoảng Syria
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng người di cư sẽ không kết thúc trước khi có giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị tại Syria. Các nước quan tâm, hay nói đúng hơn là lo ngại về vấn đề mang tên Nhà nước Hồi giáo (IS) vẫn không tìm được tiếng nói chung, dẫn đến những hành động đơn phương không mấy hiệu quả và tiềm ẩn những va chạm, đối đầu nhau trong cuộc chiến tại Syria. 
Máy bay Su - 25 Nga tham gia không kích IS ở Syria. 	Ảnh: Reuter
Máy bay Su - 25 Nga tham gia không kích IS ở Syria. Ảnh: Reuters
Từ hôm 30/9, Nga bắt đầu các cuộc không kích ở Syria sau nhiều tuần thiết lập lực lượng quân sự bên trong lãnh thổ Syria. Song hành động này của Nga không nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia khác, trong đó có Mỹ. Washington cáo buộc hành động quân sự của Moskva là nhằm vào lực lượng nổi dậy chống Chính phủ Syria, trong khi Điện Kremlin nhấn mạnh rằng mục đích của Nga là nhắm tới IS. Hôm 13/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố Washington sẽ không hợp tác với Nga trong cuộc chiến chống IS. Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Carter cho rằng: “Chúng tôi (Lầu Năm Góc) không thể hợp tác sâu rộng hơn với cách tiếp cận của Nga ở Syria, bởi cách tiếp cận đó là mù quáng và thiển cận về mặt chiến lược.” 
Mặc dù ông Carter khẳng định các cuộc thảo luận giữa hai quân đội nhằm tránh va chạm trong các cuộc không kích ở Syria là điều cần thiết song Lầu Năm Góc vẫn không có kế hoạch thay đổi chính sách của Mỹ ở Syria sau khi Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự tại quốc gia Trung Đông này. 
Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) hôm 15/10, các nhà lãnh đạo EU cũng tỏ ra mâu thuẫn khi đề cập tới hướng giải quyết chính trị cuộc khủng hoảng Syria, cũng như tiếp tục bất đồng với Nga trong vấn đề này. EU giữ lập trường phản đối vai trò của Tổng thống Syria Bashar al - Assad trong tiến trình giải quyết hòa bình cuộc xung đột, còn phía Nga lại nhiều lần khẳng định Tổng thống hợp pháp của Syria Bashar al-Assad là một nhân tố không thể bỏ qua. Liên quan tới chiến dịch không kích của Nga, nhiều nước EU bày tỏ lo ngại khi cho rằng chiến dịch này còn nhằm vào phe đối lập Syria, tuy nhiên đây là điều mà Moskva đã nhiều lần bác bỏ. 
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel lại ủng hộ chiến dịch của Nga, thậm chí đưa ra nhận định cuộc nội chiến kéo dài 4 năm tại Syria có thể sẽ chấm dứt nhờ sự giúp đỡ của Nga. Ngoài ra, theo khảo sát của tờ Daily Express, hơn 70% người dân nước Anh cũng hoan nghênh các hoạt động của Nga ở Syria. Tờ báo này cho rằng "Đối với vấn đề các động thái của Moskva ở Trung Đông, người dân Anh đã biểu hiện sự ủng hộ nghiêm túc bất chấp cả sự căng thẳng ngày càng tăng giữa Nga và liên quân do Mỹ dẫn đầu mà Anh cũng tham gia”. Những bất đồng và khác biệt trong quan điểm, cách giải quyết của các nước lớn đang khiến cho những bức màn u ám xoay quanh các cuộc khủng hoảng trên thế giới vẫn chưa có tia hy vọng mới. 
Phương Thảo

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.