Thủ tướng Abe cam kết không đẩy Nhật Bản vào một cuộc chiến tranh

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 1/1 tuyên bố sẽ không để nước này rơi vào một cuộc chiến tranh sau khi dự luật an ninh mới được đưa ra.

Theo AFP, trước đó, hồi tháng 9, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua dự luật an ninh nói trên mở đường cho việc quân đội Nhật Bản có thể tham chiến ở nước ngoài lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Dự luật này đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ của người dân nước này và hàng chục nghìn người đã đổ ra đường biểu tình. Ngoài ra, dự luật này cũng bị Trung Quốc và hai nước trên bán đảo Triều Tiên kịch liệt phản đối.

Những người chỉ trích dự luật này cho rằng, dự luật này có thể khiến quân đội Nhật Bản bị lôi kéo vào các cuộc xung đột trên khắp thế giới và bị sa lầy tại đó, như trường hợp của Mỹ tại Iraq và Afghanistan.

Trực thăng và xe tăng của lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham gia tập trận. Ảnh AFP
Trực thăng và xe tăng của lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham gia tập trận. Ảnh AFP

 Trong thông điệp chào mừng Năm mới của mình Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã trấn an người dân nước này rằng: “Theo dự luật mới, chúng tôi sẽ tìm cách ngăn chặn khả năng xảy ra chiến tranh bằng cách chuẩn bị mọi biện pháp cần thiết”, ông Abe tuyên bố: “Chúng tôi đã thành công trong việc xây dựng nền tảng của một nước Nhật hòa bình cho muôn đời con cháu mai sau”.

Tuyên bố của ông Abe được đưa ra chỉ một ngày sau sau khi Trung Quốc tuyên bố đang đóng chiếc tàu sân bay thứ 2, có độ giãn nước 50.000 tấn và có thể chở được máy bay chiến đấu J-15 do nước này tự chế cùng nhiều loại máy bay khác.

Trong vài năm qua, Trung Quốc đã nhanh chóng tăng cường sức mạnh quân sự của mình khiến nhiều nước trong khu vực và Mỹ cảm thấy bất an.

Mối quan hệ Trung- Nhật đã trở nên căng thẳng do tranh chấp nhóm đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Tháng trước, một chiếc tàu tuần duyên của Trung Quốc có trang bị một vài khẩu pháo đã tiến vào vùng biển mà Nhật Bản coi là lãnh hải của mình gân khu vực nhóm đảo tranh chấp.

Dù đã tìm cách cải thiện quan hệ song phương, cả Trung Quốc và Nhật Bản vẫn dè chừng lẫn nhau. Trung Quốc lo ngại việc ông Abe thay đổi chính sách quân sự của Nhật Bản trong khi Nhật Bản lại lo ngại trước những hành vi hiếu chiến của Trung Quốc trong khu vực.

Theo VOV

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.