Thủ tướng Anh "mã đáo thành công"

(Baonghean) - Bất chấp sự tranh cãi quyết liệt của các nhà lãnh đạo châu Âu, Thủ tướng Anh David Cameron cuối cùng vẫn đạt được bản thỏa thuận với Liên minh châu Âu về “vị thế đặc biệt” cho nước Anh, trong đó hầu hết những yêu cầu mà Anh đưa ra trước đó đều được đáp ứng. Sau khi giành thế “thượng phong” trong cuộc đấu “1 chọi 27”, Thủ tướng Anh đã ngay lập tức về nước để bắt đầu chiến dịch vận động người dân xứ sương mù bỏ phiếu ủng hộ việc Anh ở lại EU. 

Sự nhượng bộ công bằng

Đúng như dự báo của giới phân tích, các cuộc thảo luận về vấn đề “Anh đi hay ở” đã diễn ra vô cùng căng thẳng với những phiên làm việc thâu đêm. Ngày làm việc thứ nhất, Thủ tướng Anh David Cameron chỉ có thể rời phòng họp vào lúc 5h30 sáng, và ngay lập tức quay lại vào lúc 10h sáng để tiếp tục các cuộc thảo luận tiếp theo. 
1
Thủ tướng Anh Cameron “chiến đấu vì nước Anh” tại các cuộc thảo luận. Ảnh: MailOnline
Thủ tướng Anh biết rằng, những đề xuất cải cách mà Anh đặt ra cho EU sẽ gặp phải sự phản đối quyết liệt từ phía 27 nước thành viên còn lại, song ông Cameron tỏ ra rất quyết tâm và cứng rắn khi nói rằng ông sẽ chỉ chấp nhận một thỏa thuận “đáng tin cậy”, một thỏa thuận đáp ứng những yêu cầu của Anh, và ông sẽ “chiến đấu vì nước Anh”. 
Dù Thủ tướng Anh đã chuẩn bị tinh thần ở lại Brussels, Bỉ tới ngày Chủ nhật nếu các cuộc đàm phán phải kéo dài, nhưng đến cuối ngày 19/2, hai bên đã đạt được thỏa thuận với những “sự nhượng bộ công bằng” - theo cách nói của Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Trong đó, EU đã nhượng bộ hầu hết các yêu cầu của nước  Anh, bao gồm vấn đề nhập cư, bảo vệ khu vực tài chính London cũng như miễn trừ cho Anh bổn phận thực hiện cam kết về “một liên minh gần gũi hơn bao giờ hết”.
Thỏa thuận mới bao gồm cắt giảm phúc lợi cho con của những người di cư EU đang sống ở nước ngoài, có hiệu lực ngay lập tức đối với những người di cư mới đến Anh, và từ năm 2020 sẽ áp dụng với 34.000 người xin tị nạn hiện tại.
Thỏa thuận cũng bao gồm điều khoản sửa đổi các hiệp ước của EU, để khẳng định rõ ràng rằng yêu cầu các thành viên phải tham gia sâu hơn vào liên minh “không áp dụng đối với Vương quốc Anh”. Đặc biệt, chiến thắng được cho là bất ngờ nhất của Thủ tướng Anh Cameron là các nhà lãnh đạo EU chấp thuận cho phép một quốc gia bên ngoài Eurozone được phép buộc các nhà lãnh đạo EU phải thảo luận về “vấn đề” luật của eurozone.
Dù điều này có nghĩa Anh cũng như bất kỳ quốc gia nào khác không có quyền phủ quyết một đạo luật của khu vực Eurozone. Thay vào đó, chiến thuận này chỉ có thể trì hoãn việc thực thi.
Ở chiều ngược lại, đối mặt với sự phản đối từ Ba Lan và các nước thành viên Đông Âu khác như Hungaria, Slovenia, ông David Cameron cũng buộc phải nhượng bộ kế hoạch hạn chế chi trả phúc lợi cho người lao động EU nhập cư và con cái của họ.
Ý định ban đầu của Anh là  “đóng băng” phúc lợi ngoài lương của người lao động trong khối Liên minh châu Âu nhập cư trong 4 năm đầu làm việc ở nước này sẽ chỉ thực hiện trong thời hạn 7 năm và sẽ chỉ áp dụng với những công dân nhập cư mới chứ không phải với những công dân hiện đã làm việc tại Anh. Ngoài ra, thay vì dự định chấm dứt tất cả các khoản thanh toán phúc lợi trẻ em mà công dân châu Âu làm việc ở Anh nhận được để gửi cho con cái họ vẫn ở quê nhà, các khoản này sẽ được điều chỉnh phù hợp với mức sinh hoạt ở nơi mà đứa trẻ đó đang sống và cũng sẽ chỉ có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. 
Quyền quyết định thuộc về người dân Anh
Người ta đã phân tích rất nhiều về hậu quả của kịch bản Brexit - tức Anh rời EU đối với cả hai phía. Thỏa thuận vừa mới đạt được tại Brussels, Bỉ được cho là nỗ lực rất lớn của EU để Anh không phải “dứt áo ra đi”. Thế nhưng, quyền quyết định lớn nhất vẫn đang nằm trong tay người dân Anh - những người sẽ được chính thức nêu lên ý kiến của mình trong cuộc trưng cầu ý dân dự kiến tổ chức vào ngày 23/6 tới. 
Thủ tướng Anh Cameron “chiến đấu vì nước Anh” tại các cuộc thảo luận (MailOnline)
Thủ tướng Anh Cameron “chiến đấu vì nước Anh” tại các cuộc thảo luận. Ảnh: MailOnline
Để thuyết phục người dân Anh cùng những chính trị gia theo hướng “hoài nghi châu Âu” chấp thuận những nội dung đã đàm phán với EU là một tiến trình rất khó khăn của Thủ tướng David Cameron. Nhìn chung, dư luận đánh giá chuyến đi tới Bỉ của ông Cameron lần này đã “mã đáo thành công”, với một gói cải cách “sẽ mang đến cho Anh những điều tốt đẹp nhất”. 
Thế nhưng những người vận động Anh rời khỏi EU vẫn cho rằng  thỏa thuận Anh đạt được với EU “chỉ có những thay đổi rất nhỏ”. Trong khi Thủ lĩnh Công Đảng Jeremy Corbyn cho rằng những thay đổi mà Thủ tướng Cameron đã đàm phán được hầu như chẳng liên quan gì tới những vấn đề mà phần lớn người dân Anh đang gặp phải, thì ông Nigel Farage, Thủ lĩnh Đảng Độc lập cho rằng thỏa thuận với EU là không thỏa đáng, nước Anh vẫn cần rời EU, “tự điều hành đất nước và chấm dứt mỗi ngày phải đóng góp 55 triệu bảng cho EU”.
Để bắt đầu tiến trình vận động giữ Anh ở lại EU “với cả trái tim và tinh thần” như đã hứa, Thủ tướng Anh đã lần đầu tiên sau hơn 20 năm tổ chức một cuộc họp nội các khẩn cấp vào ngày thứ Bảy sau khi trở về từ Brussels. 
3
Anh và EU có “đường ai nấy đi”? Ảnh: MasterInvestor
Ngay trong khi các cuộc thảo luận còn đang diễn ra tại Brussels, Bỉ, tờ The Guardian của Anh đã công bố kết quả một cuộc khảo sát nhanh với hơn 1.000 người dân Anh, trong đó 36% số người được hỏi chọn rời khỏi EU, số người chọn ở lại chiếm 34%, 23% chưa quyết định và 7% nói sẽ không bỏ phiếu. 
Khi quyền quyết định nằm trong tay người dân, chưa ai có thể dự đoán trước về việc liệu kịch bản Brexit có xảy ra hay không. Và mọi ánh mắt giờ tiếp tục đổ dồn vào ông Cameron, để chờ đợi những nỗ lực bằng “cả trái tim và tinh thần” của ông liệu có giúp cho EU, cũng như cho chính bản thân Anh tranh khỏi một “cuộc chia ly thảm họa”. 
Thúy Ngọc

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.