Tổng thống Donald Trump đối thoại với lãnh đạo EU trước thềm G20

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/7 đã tiến hành đối thoại với lãnh đạo EU về một loạt các vấn đề nóng như biến đổi khí hậu, thương mại và nhập cư.

Reuters dẫn lời quan chức Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Donald Trump đã điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel. Trong cuộc điện đàm này hai bên đã trao đổi về việc Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu hồi tháng 5 vừa qua.

tong thong donald trump doi thoai voi lanh dao eu truoc them g20 hinh 1
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Italy Paolo Gentiloni, Tổng thống Donald Trump “ca ngợi nỗ lực của Italy trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng về người tị nạn Libya”.

Ông Heather Conley, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush (Bush con) tuyên bố, các nước EU “vẫn chưa hết sốc” về việc ông Donald Trump bày tỏ hoài nghi về mối quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh trong nhóm G7 và NATO.

“Rất nhiều người hoài nghi về khả năng ông Donald Trump sẽ tìm cách cải thiện mối quan hệ này. Họ đều cho rằng, nhiều khả năng Tổng thống Mỹ sẽ khiến mối quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh trong nhóm G7 và NATO tồi tệ hơn”, ông Conley nhận định.

Ngoài các cuộc đối thoại với các nhà lãnh đạo EU, Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ có cuộc gặp lần đầu tiên với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào cuối tuần này.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, quan chức bộ này Thomas Shannon ngày 3/7 đã gặp Đại sứ Nga tại Mỹ Sergei Kislyak để chuẩn bị cho cuộc gặp giữa 2 Tổng thống Nga-Mỹ cũng như bàn về khả năng ông Shannon cũng sẽ gặp Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov- cuộc gặp đã bị phía Nga hủy hồi tháng 6 để phản ứng với việc Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.

Ngay sau khi ông Donald Trump trúng cử Tổng thống Mỹ hồi tháng 11/2016, phía Nga đã bày tỏ mong muốn được cải thiện quan hệ Nga-Mỹ vốn đã xuống mức rất thấp dưới thời Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Tuy nhiên, trong bối cảnh các cuộc điều tra về việc các trợ lý của ông Donald Trump bị cáo buộc “có quan hệ bất thường” với quan chức Nga, cuộc gặp giữa 2 nhà lãnh đạo Nga-Mỹ lần này được coi là đã đẩy ông Donald Trump “bước vào bãi mìn”.

Điều này là bởi, nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra quá thân mật với Tổng thống Nga Vladimir Putin, các đối thủ của ông tại Mỹ sẽ có cớ để cáo buộc ông trở thành “con rối trong tay Nga”./.

Theo VOV

tin mới

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?