Triều Tiên bác tuyên bố của Liên hợp quốc về vụ thử tên lửa

(Baonghean.vn) - Ngày 14/2, Triều Tiên đã kịch liệt bác bỏ tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về vụ phóng tên lửa của nước này, đồng thời tuyên bố tất cả các vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng đều là các “biện pháp tự vệ” để bảo vệ người dân.

Ảnh minh họa: Sputnik.
Ảnh minh họa: Sputnik.

Phát biểu tại Hội nghị Giải trừ quân bị, tân Đại sứ Triều Tiên tại Liên hợp quốc (LHQ) cho rằng một loạt các vụ phóng thử do Triều Tiên tiến hành là để xây dựng năng lực tự vệ, từ đó bảo vệ chủ quyền quốc gia và an toàn cho người dân chống lại các mối đe dọa trực tiếp của các thế lực thù địch. Do đó trên khía cạnh này, phái đoàn của Triều Tiên cực lực bác bỏ tuyên bố mới nhất của HĐBA LHQ và tất cả các nghị quyết của LHQ chống lại Bình Nhưỡng.

Tân Đại sứ Triều Tiên tại LHQ bày tỏ sự ủng hộ đối với các nỗ lực toàn cầu, hướng tới mục tiêu giải trừ vũ khí hạt nhân. Ông cũng khẳng định Triều Tiên đóng một vai trò có trách nhiệm, đóng góp vào mục tiêu phi hạt nhân hóa toàn cầu.

Phát biểu trên được đưa ra chỉ vài giờ sau khi toàn bộ 15 quốc gia ủy viên của HĐBA LHQ nhất trí với tuyên bố do Mỹ soạn thảo, coi vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng là "sự vi phạm nghiêm trọng" các nghị quyết của HĐBA, đồng thời cảnh báo sẽ áp dụng thêm "những biện pháp trừng phạt mạnh" đối với Bình Nhưỡng. Ngay sau cuộc họp khẩn của HĐBA LHQ, Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley cho biết đã đến lúc quốc tế phải đối phó với Triều Tiên bằng hành động.

Trong ngày 13/2, giới chức quân sự Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức điện đàm, với nội dung lên án vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên, coi đây là “một hành động vi phạm trắng trợn” một loạt nghị quyết của HĐBA LHQ.

Trong khi đó, Đại sứ về giải trừ quân bị của Nhật Bản tại Geneva cũng lên án vụ phóng thử của Triều Tiên, hối thúc Bình Nhưỡng tuân thủ đầy đủ các nghị quyết của HĐBA LHQ và không tiến hành thêm những hành động khiêu khích hủy hoại hòa bình và an ninh trong khu vực.

Lan Hạ

(Theo Reuters)

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.