Trung Quốc tiếp tục tìm cách chia rẽ ASEAN trong tranh chấp Biển Đông

Việc Trung Quốc tuyên bố đạt được thỏa thuận với Lào, Campuchia và Brunei trong tranh chấp ở Biển Đông được cho là nhằm gây chia rẽ ASEAN.

Theo tờ Straits Times, ngày 24/4, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã kết thúc chuyến thăm 3 nước ASEAN là Lào, Campuchia và Brunei. Trong tuyên bố của mình, ông Vương Nghị nêu rõ, Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận 4 điểm với 3 quốc gia nói trên trong vấn đề Biển Đông.

Hình ảnh vệ tinh Trung Quốc cải tạo phi pháp bãi Chữ Thập ở Biển Đông. Ảnh AP
Hình ảnh vệ tinh Trung Quốc cải tạo phi pháp bãi Chữ Thập ở Biển Đông. Ảnh AP

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Lào ngày 23/4, ông Vương Nghị nhấn mạnh Trung Quốc và 3 nước ASEAN đã thống nhất rằng, tranh chấp đảo, bãi đá, bãi cạn ở Biển Đông sẽ “không phải là vấn đề giữa Trung Quốc với toàn bộ ASEAN”. Theo đó, các bên nhất trí giải quyết tranh chấp lãnh hải và lãnh thổ thông qua cơ chế tham vấn và đối thoại giữa các bên trực tiếp có tranh chấp.

Trung Quốc, Lào, Campuchia và Brunei cũng nhất trí phản đối “mọi nỗ lực nhằm đơn phương áp đặt lộ trình của một nước lên các nước còn lại” và khẳng định, mỗi nước đều có quyền tự chọn cách giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế và các nước khác phải tôn trọng quyền này.

Theo các chuyên gia, động thái của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Tòa Trọng tài Thường trực tại La Hay, Hà Lan sắp công bố phán quyết cuối cùng về vụ Philipines kiện Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ tính hợp pháp của Tòa và khẳng định sẽ không tôn trọng phán quyết của Tòa.

Ngoài ra, động thái này của Trung Quốc cũng được cho là nhằm ngăn chặn ASEAN đạt được đồng thuận trong tranh chấp Biển Đông một khi phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực được công bố.

Lo sợ một ASEAN đoàn kết

Một nhà ngoại giao ASEAN chia sẻ: “Trung Quốc rất lo ngại ASEAN sẽ ra thông cáo chung sau khi Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết cuối cùng. Ông Vương Nghị đang tìm cách lôi kéo những quốc gia thành viên dễ xuôi theo Trung Quốc nhất”.

Trong khi đó, liên quan đến động thái mới nhất này của Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia Arrmanatha Nasir tuyên bố: “Các nước có liên quan cần giải quyết tranh chấp một cách hòa bình theo đúng luật pháp quốc tế”.

Bà Phuong Nguyen, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhận định: “Đây là động thái mạnh mẽ nhất mà Trung Quốc tiến hành nhằm chia rẽ ASEAN để chuẩn bị đối phó với phán quyết của Tòa”.

Ông Zhang Jie, chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng, Trung Quốc đang phải đối mặt với sự đồng thuận mạnh mẽ về mặt ngoại giao của nhiều nước trước khi Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra phán quyết vụ kiện Biển Đông.

“Với việc châu Âu và G7 đứng về phía Mỹ, Trung Quốc rất quan tâm đến việc ASEAN phản ứng với phán quyết này như thế nào. Trung Quốc sẽ coi như mình chiến thắng nếu ASEAN không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc hoặc không bày tỏ quan điểm của mình liên quan đến vụ kiện này”, ông Zhang nói.

Theo ông Zhang, Lào, nước đang giữ chức Chủ tịch ASEAN năm 2016, sẽ có tầm ảnh hưởng rất lớn trong việc soạn ra lịch trình nghị sự.

Trong khi đó, từ trước đến nay, ASEAN đều khẳng định rằng, các tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết thông qua đối thoại giữa các bên có tranh chấp. ASEAN cho rằng, ASEAN và Trung Quốc nên giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua một cơ chế có tính ràng buộc về mặt pháp lý như Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) mà ASEAN và Trung Quốc đang đàm phán để tiến tới hoàn tất.

Trước đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Lào vào tháng 2 vừa qua, Ngoại trưởng các nước ASEAN đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh “các nước ASEAN quan ngại sâu sắc về những gì diễn ra gần đây” ở Biển Đông./.

Theo VOV

tin mới

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.