Tướng Cương: Từ sự kiện Gạc Ma, Việt Nam phải vươn lên mạnh mẽ

(Baonghean) - Tròn 30 năm diễn ra sự kiện Gạc Ma (ngày 14/3/1988), sự hy sinh anh dũng của 64 chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam tạc vào lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam, nhắc nhở các thế hệ nêu cao tinh thần yêu nước, bảo vệ biên cương của Tổ quốc.
Báo Nghệ An có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an để làm rõ bối cảnh cũng như những bài học lịch sử xung quanh sự kiện này.
Gạc Ma có vị trí đặc biệt quan trọng ở quần đảo Trường Sa.
Gạc Ma có vị trí đặc biệt quan trọng ở quần đảo Trường Sa.
P.V: Thiếu tướng có thể đánh giá khái quát bản chất của sự kiện Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam ngày 14/3/1988?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm của Việt Nam 6 đảo đá chìm ở quần đảo Trường Sa, bao gồm: Gạc Ma, Tư Nghĩa, Ga Ven, Chữ Thập, Xu bi, Châu Viên. Trong đó, ngày 14/3/1988, Trung Quốc đánh chiếm được đảo Gạc Ma.
Các chiến sỹ hải quân của chúng ta đã chiến đấu hết sức dũng cảm, thể hiện tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Trong tương quan lực lượng, hải quân Trung Quốc lớn gấp 10 lần Hải quân Nhân dân Việt Nam nhưng các chiến sỹ hải quân của chúng ta đã chiến đấu không hề run sợ, vẫn bám đất, giữ đảo đến tận cùng. Trong cuộc chiến tại Gạc Ma, 64 chiến sỹ hải quân của ta đã anh dũng hy sinh.
Vào thời điểm Trung Quốc đánh chiếm, Việt Nam đã sở hữu quần đảo Trường Sa từ giữa thế kỷ XVIII, mà không có sự tranh chấp nào; các hòn đảo ở Trường Sa hoàn toàn thuộc chủ quyền của nước ta, đúng với luật pháp quốc tế. Do đó, Trung Quốc dùng lực lượng hải quân đánh chiếm 6 đảo nói trên là hành động xâm lược chủ quyền của Việt Nam.
Trước hết đây là một hành động vi phạm Khoản 3, Điều 2: quy định các thành viên Liên Hợp quốc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; Khoản 4, Điều 2: cấm chỉ các thành viên Liên Hợp quốc đe dọa dùng vũ lực hoặc trực tiếp dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp của Hiến chương Liên Hợp quốc.
Trung Quốc cũng đã vi phạm Nghị quyết 2625 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc tháng 10/1970, quy định lãnh thổ một quốc gia không thể là đối tượng cưỡng chiếm của quốc gia khác, những lãnh thổ bị cưỡng chiếm bằng vũ lực không tạo ra cơ sở pháp lý cho nước đi chiếm. Trung Quốc cũng vi phạm Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
P.V: Thiếu tướng có thể phân tích hơn vì sao Trung Quốc lại đánh chiếm 6 hòn đảo của Việt Nam ở Trường Sa vào năm 1988 mà không phải là thời gian khác?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Việc đánh chiếm 6 hòn đảo của Việt Nam, trong đó có đảo Gạc Ma là một hành động nằm trong chiến lược độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Sở dĩ, họ chọn thời điểm này để đánh chiếm 6 đảo đá của Việt Nam vì nước ta lúc đó đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, tình cảnh chưa bao giờ khó khăn đến vậy.
Còn đối với thế giới, lúc này Liên Xô, đối tác quan trọng nhất của Việt Nam, thời điểm 1988 cũng rơi vào khủng hoảng toàn diện, phải gồng mình xử lý những vấn đề nội bộ cả về kinh tế, chính trị và xã hội. Họ không còn đủ sức để quan tâm đến Việt Nam.
Vòng tròn bất tử ở Tượng đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Ảnh: tuoitre.vn
Vòng tròn bất tử ở Tượng đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Ảnh: tuoitre.vn
Bối cảnh trong nước, quốc tế lúc đó như vậy nên Trung Quốc đánh chiếm các đảo của Việt Nam thì Mỹ, Liên Xô không phản đối, cộng đồng quốc tế không phản đối, Việt Nam bị cô lập hoàn toàn. Lúc đó, thậm chí Trung Quốc còn kết hợp với Mỹ bao vây cấm vận Việt Nam.
6 đảo đá của Việt Nam mà Trung Quốc đánh chiếm có vị trí chiến lược quan trọng, tạo thành một thế phòng thủ chiến lược chốt chặn toàn bộ khu vực Trường Sa từ cực Bắc đến cực Nam, từ cực Đông đến cực Tây. Về lâu dài có khả năng khống chế toàn bộ mọi phương tiện qua lại trên Biển Đông khi cần thiết.
P.V: Từ sự kiện Gạc Ma, chúng ta có thể rút ra bài học gì, thưa Thiếu tướng?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Theo tôi có 5 bài học cần lưu ý:
Thứ nhất: Cần nhận thức rõ bạn - thù, đối thủ - đối tác. Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 2003 và năm 2013 đã nói rõ về quan hệ đối tượng và đối tác.
Sau vụ xâm lược ở Gạc Ma và những hành động xâm lấn chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc đã cho Đảng ta nhận thức mới về đối tượng và đối tác. Trong vấn đề này thì Trung Quốc là đối tượng, đối tác hợp tác, nhưng trong vấn đề khác thì Trung Quốc lại là đối tượng đấu tranh, nhất là các vấn đề trên Biển Đông.
Thứ hai: Không để Việt Nam bị cô lập trên thế giới, đây là bài học quan trọng nhất. Năm 1988, Việt Nam rơi vào thế bị cô lập hoàn toàn. Trung Quốc và Mỹ cùng với các thế lực phản động trên thế giới tập trung bao vây, cấm vận Việt Nam.
Nhận thức được điều đó, đến nay Việt Nam đã có quan hệ đối tác toàn diện với 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc và nhiều tổ chức, nhiều quốc gia trên thế giới.
Phải gắn liền với cộng đồng quốc tế, làm cho sức mạnh dân tộc gắn bó với sức mạnh thời đại mới có đủ sức mạnh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Đảo Gạc Ma, Quần đảo Trường Sa, Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.Ảnh AMTI/Digital Globe
Đảo Gạc Ma, Quần đảo Trường Sa, Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.Ảnh AMTI/Digital Globe
Thứ ba: Việt Nam phải vươn lên mạnh mẽ. Gần 100 triệu người Việt Nam với sức mạnh đoàn kết, với một nền kinh tế phát triển mạnh, có sức mạnh quân sự, an ninh sẽ là điều kiện lớn để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ.
Thứ tư: Sau sự kiện Gạc Ma 1988, lịch sử cho thấy rằng, dân tộc Việt Nam trên dưới một lòng, hòa thuận là điều kiện quan trọng để giữ nước. Sau Đại hội Đảng lần thứ XII, cuộc đấu tranh chống tham nhũng đã bước sang bước ngoặt mới, hàng chục vụ án lớn, hàng chục cán bộ cao cấp bị xử lý, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị.
Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Trung ương 6 (khóa XII) cũng là những biện pháp quan trọng nhất để Đảng ta tạo ra sự đồng thuận, đồng lòng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cho bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, làm cho người dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, tạo nên sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam.
Thứ năm: Cần phải đưa sự kiện Gạc Ma vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc; cần đưa vào trong hệ thống sách giáo khoa trong nhà trường, cần nghiên cứu sâu hơn về sự kiện này. Báo chí cũng cần tuyên truyền mạnh mẽ về nội dung, ý nghĩa của sự kiện lịch sử này.
P.V: Cảm ơn Thiếu tướng về cuộc trao đổi này.

tin mới

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Tập trung tháo gỡ tồn tại, vướng mắc trong công tác sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Tập trung tháo gỡ tồn tại, vướng mắc trong công tác sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp

(Baonghean.vn) - Chiều 25/4, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến về triển khai công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chủ trì hội nghị.

Thường trực Tỉnh uỷ định hướng một số nhiệm vụ công tác trọng tâm quý II/2024

Thường trực Tỉnh uỷ định hướng một số nhiệm vụ công tác trọng tâm quý II/2024

(Baonghean.vn) - Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Văn Thông giao Ban Tổ chức Tỉnh uỷ đánh giá, phân tích rõ nguyên nhân kết quả phát triển đảng viên ở nhiều đảng bộ đạt tỷ lệ thấp trong quý I/2024 để tham mưu Thường trực Tỉnh uỷ chỉ đạo kịp thời.

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An và cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026

Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An và cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026

(Baonghean.vn) - Hơn 350 đại biểu HĐND tỉnh và cấp huyện tham gia hội nghị với 4 chuyên đề được truyền đạt liên quan đến kinh nghiệm, kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá báo cáo kinh tế - xã hội; xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức giám sát chuyên đề đất đai, tư pháp...

Mời độc giả đón đọc báo Nghệ An số đặc biệt dịp 30/4 và 1/5/2024

Đón đọc Báo Nghệ An số đặc biệt dịp 30/4 và 1/5/2024

(Baonghean.vn) - Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu đến quý độc giả ấn phẩm đặc biệt gồm 32 trang, gộp 5 số nhật báo của các ngày 27,28, 29, 30/4 và 1/5/2024.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/4

(Baonghean.vn) - Gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; Thị trường đất nền ở Nghệ An có dấu hiệu tăng nhiệt… là những thông tin nổi bật ngày 24/4.

Chi tiết 21 quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền UBND tỉnh, Sở Nội vụ, UBND cấp huyện, cấp xã

Chi tiết 21 quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền UBND tỉnh, Sở Nội vụ, UBND cấp huyện, cấp xã

(Baonghean.vn) -UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định phê duyệt quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh; Sở Nội vụ; UBND cấp huyện và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/4

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung làm việc tại huyện Hưng Nguyên; Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể; Công đoàn Nghệ An ký cam kết thi đua nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể…

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ rõ hướng ưu tiên phát triển của huyện Hưng Nguyên

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ rõ hướng ưu tiên phát triển của huyện Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Làm việc với lãnh đạo huyện Hưng Nguyên, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đề nghị huyện khắc phục khó khăn, phát huy nhiều hơn lợi thế vị trí địa bàn phụ cận thành phố Vinh để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp - dịch vụ và đô thị.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/4

(Baonghean.vn) - Khai mạc kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh; Thông qua dự thảo Nghị quyết về phê duyệt bổ sung 2.187 biên chế giáo viên; Trên 12.000 ha thông chưa được xử lý thực bì, nguy cơ cháy rừng… là những thông tin nổi bật ngày 22/4.

Những điểm mới, chính sách đột phá của Luật Đất đai 2024

Những điểm mới, chính sách đột phá của Luật Đất đai 2024

(Baonghean.vn) - Tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) với nhiều điểm mới quan trọng. Chương trình Dân hỏi – Cơ quan chức năng có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Toàn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường để rõ hơn về vấn đề này.

Nghệ An quy định mức thu học phí, mức hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2023 - 2024

Nghệ An quy định mức thu học phí, mức hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2023 - 2024

(Baonghean.vn) - HĐND tỉnh vừa thông qua dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục công lập; mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định thuộc tỉnh Nghệ An quản lý từ năm học 2023 - 2024.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/4

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An đề xuất thu hồi đất để thực hiện 17 công trình, dự án tại 4 địa phương; Tôm nuôi chết phơi trắng hồ chưa rõ nguyên nhân… là những thông tin nổi bật ngày 21/4.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An vừa có Thông báo kết luận của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh tại buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về tình hình thực hiện và giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên; cập nhật kiến thức về Luật Đất đai cho doanh nghiệp, doanh nhân; Hàng nghìn thí sinh tham gia thi đánh giá năng lực;… Đây là một số nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 20/4.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Sáng 20/4, Đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu dẫn đầu đến thăm, tặng quà các thương binh, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, hiện sinh sống tại huyện Diễn Châu và thành phố Vinh. 

Có một tình yêu lớn ở Tây Nguyên

Có một tình yêu lớn ở Tây Nguyên

(Baonghean.vn) - Hành trình khám phá những công trình ý nghĩa mà người dân Tây Nguyên đã xây dựng dành cho Bác đã khiến cho chúng tôi thấy được tình yêu bao la và lòng biết ơn sâu sắc của họ dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung dự họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung dự họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

(Baonghean.vn) - Chiều 19/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 19/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 19/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo; Ban Kinh tế - Ngân sách thẩm tra dự thảo một số nghị quyết trình HĐND tỉnh; Nhiều trường ở Nghệ An bắt đầu công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10...