Washington Post: Lầu Năm Góc đang sử dụng dầu có nguồn gốc từ Nga

Hoàng Bách (Theo RT )

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Theo tờ Washington Post, các sản phẩm xăng dầu bị cấm đã và đang tiếp tục chảy vào quân đội Mỹ thông qua một nhà máy lọc dầu của Hy Lạp.

6554c09485f54052ea33b3fc.jpg
Ảnh minh hoạ: Getty

RT mới đây cho hay, một cuộc điều tra của Washington Post hôm 14/11 vừa qua hé lộ rằng, Lầu Năm Góc đang phớt lờ chính các lệnh trừng phạt của Washington đối với Nga khi cơ quan này tiếp tục mua các sản phẩm xăng dầu được sản xuất từ dầu mỏ của nước này, theo một lộ trình lòng vòng dẫn tới một nhà cung ứng quân sự của Mỹ, bất chấp lệnh cấm vận đang có hiệu lực.

Các sản phẩm xăng dầu được sản xuất từ dầu của Nga tiếp tục được vận chuyển qua nhà cung ứng nhiên liệu chủ chốt của Lầu Năm Góc, đó là nhà máy lọc dầu Motor Oil Hellas trên Biển Aegean ở Hy Lạp. Theo tờ Washington Post, dựa vào dữ liệu theo dõi tàu, thấy rằng số nhiên liệu quan trọng này được chuyển từ các cảng trên Biển Đen của Nga, đi qua một cơ sở dự trữ dầu ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuyến đường này được cho là đã giúp che giấu nguồn gốc xuất xứ từ Nga của các sản phẩm dầu mỏ nói trên, vì chúng “đã đổi chủ nhiều lần trước khi đến Hy Lạp”.

Trên giấy tờ, nhà máy lọc dầu Motor Oil Hellas lấy nhiên liệu từ bến vận chuyển Dortyol ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Hồ sơ theo dõi tàu biển và dữ liệu thương mại tiết lộ rằng kể từ khi lệnh trừng phạt của EU và G7 đối với các sản phẩm xăng dầu của Nga có hiệu lực vào tháng 2 vừa qua, lượng giao hàng của Nga tới Dortyol đã đạt tổng cộng 2,7 triệu thùng, tương đương hơn 69% lượng dầu nhiên liệu được vận chuyển bằng đường biển.

Robert Auers, nhà phân tích thị trường nhiên liệu tinh chế tại công ty nghiên cứu RBN Energy, đã xác nhận những phát hiện của tờ Washington Post, cho biết: “Tôi không thấy bất kỳ kết luận khả dĩ nào khác ngoài nhiên liệu của Nga đang tới Motor Oil Hellas”.

Theo tờ báo của Mỹ, ít nhất 5 chuyến hàng từ Nga đến kho cảng Dortyol trong năm nay ban đầu được gửi bởi công ty dầu mỏ Rosneft của Nga. Dữ liệu giao dịch cho thấy, sau khi được đưa lên tàu chở dầu, mỗi lô hàng sau đó được một công ty có trụ sở tại Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất mua.

Số nhiên liệu này không còn được ghi chú là của Nga khi đến Hy Lạp, và tại đây chúng được tinh chế và trộn vào nguồn cung ứng mà quân đội Mỹ đặt mua.

Washington Post lưu ý: “Không thể xác định chính xác lượng dầu nhiên liệu có nguồn gốc từ Nga trong các sản phẩm mà Lầu Năm Góc mua. Những sản phẩm đó được tinh chế bằng nhiều thành phần mà không thể theo dõi toàn bộ trong quá trình sản xuất”.

Tờ này cũng viện dẫn số liệu hợp đồng liên bang, cho biết, kể từ khi lệnh cấm vận của Mỹ đối với dầu của Nga có hiệu lực vào đầu tháng 3/2022, Lầu Năm Góc đã ký các hợp đồng mới trị giá gần 1 tỷ USD với Motor Oil Hellas.

Trong khi đó, hồ sơ theo dõi tàu biển cho thấy, hơn một triệu thùng nhiên liệu máy bay cũng đã được vận chuyển từ nhà máy lọc dầu của Hy Lạp tới các khách hàng là chính phủ và doanh nghiệp ở Italy, Pháp, Tây Ban Nha và Anh kể từ khi lệnh cấm các sản phẩm dầu của Nga được áp dụng vào tháng 2.

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.