Lao động người Nghệ An ở Thái Lan-Bài 1: Đánh cược với mưu sinh

(Baonghean) - Vài năm trở lại đây, lượng người lao động Nghệ An sang Thái Lan tìm kiếm việc làm ngày một nhiều. Họ đi, chỉ cầm theo một cuốn hộ chiếu và mất chưa đến 24 giờ đi theo đường bộ là đã đến Thái Lan; nhưng, chặng mưu sinh thì lại không dễ dàng, bởi phải ở trong hoàn cảnh lao động “chui”...
Bắc Thịnh và Nam Thịnh là hai xóm nằm sát với bờ biển, nằm tách biệt hẳn với các khu dân cư khác của xã Nghi Thiết (Nghi Lộc). Con đường độc đạo men theo sườn núi vào xóm mấy năm trước còn rất khó đi, giờ một phần đã được bê tông hóa, xóm đỡ heo hút, đời sống người dân cũng được cải thiện, nhà mái bằng, nhà cao tầng xây mới khang trang ngày một nhiều. Đổi thay ấy, một phần không nhỏ nhờ nguồn tiền người đi lao động nước ngoài gửi về. Trong đó, có hàng trăm lượt người sang Thái Lan làm lao động tự do. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, Thái Lan và Việt Nam chưa ký kết hợp tác lao động, nên tất cả lao động này đều là lao động “chui”, do đi theo diện du lịch, hết hạn visa là cư trú bất hợp pháp.
Những lao động nữ ở xã Nghi Thiết (Nghi Lộc) trở về nhà sau thời gian làm việc tại Thái Lan.
Những lao động nữ ở xã Nghi Thiết (Nghi Lộc) trở về nhà sau thời gian làm việc tại Thái Lan.
Hiện tại, riêng 2 xóm Bắc Thịnh, Nam Thịnh có gần 100 người đang lao động tự do ở Thái Lan, có thu nhập, nhưng cạm bẫy, rủi ro cũng nhiều… Đậu Thị Hiền và những người bạn cùng lứa tuổi với cô ở xóm Bắc Thịnh là người thấm thía nhất điều đó. Hơn 3 năm trước, khi vừa học xong lớp 9, Hiền được các anh chị trong xóm rủ sang Thái Lan làm việc. Mặc dù còn nhỏ tuổi, hiểu biết về bên ngoài hạn chế nhưng thấy được “xuất ngoại” Hiền hào hứng đi mà chưa lường được khó khăn vất vả. Mất hơn một ngày theo đường 8 từ Cửa khẩu Cầu Treo sang Viêng Chăn, Hiền làm thủ tục sang Thái Lan qua Cửa khẩu Noọng Khai rồi dừng chân đầu tiên ở tỉnh UdonThani. Tại đây, Hiền được một người đồng hương giới thiệu vào làm phục vụ quán ăn ở một gia đình Việt kiều, chừng một thời gian thì theo bạn bè lên Băng Cốc tiếp tục làm phục vụ ở nhà hàng Thái, mức lương 4-5 triệu đồng tiền Việt/tháng. Hiền nói: Nếu trừ chi phí ăn ở thì chẳng được là bao nhưng đây lại là công việc được nhiều người Việt lựa chọn, vì nếu có thêm tiền “típ” từ khách hàng thì được chừng 7-8 triệu VNĐ/tháng, thậm chí hơn. Hàng ngày, thời gian bận rộn nhất của Hiền là vào buổi tối vì khách thường ăn muộn. Tuy nhiên ban ngày, dù có rảnh rỗi Hiền và anh chị em đồng hương cũng không có điều kiện gặp nhau nhiều, vì đi ra đường sợ bị cảnh sát Thái bắt gặp. 
Từ sau khi Thái Lan có bạo động, công an và quân đội được tăng cường ở mọi tuyến phố và cảnh sát đặc biệt chú ý đến người Việt để kiểm soát tình trạng lao động trái phép. Bị phát hiện sẽ bị bắt và chuyển về trại giam, muốn ra phải nộp tiền chuộc, nếu không thì bị trục xuất về nước. Hiền đi làm chừng 3 năm, đã 2 lần phải vào “khám”, một lần ở Băng Cốc, một lần ở Udonthani, chi phí tiền chuộc mỗi lần 10 triệu, lần 30 triệu VNĐ. “Thường thì cảnh sát Thái Lan chỉ lục soát ban ngày, nhưng cả 2 lần em bị bắt đều vào ban đêm khi em đang làm việc ở quán cơm. Họ tinh lắm, khi vào vẫn mặc thường phục bình thường, biết lao động Việt Nam thường nói tiếng Thái không tốt nên bắt chuyện. Hỏi vài câu chúng em không trả lời được là “tóm” thôi. Mỗi một lần bị giam giữ, em bị nhốt trong tù từ 7 - 9 ngày. Phải nhờ bạn bè, người thân bên ấy chuộc ra...”- Hiền chia sẻ.
Ở xóm Bắc Thịnh, con em ở đây đa phần chỉ học đến lớp 9 là nghỉ, rồi hoặc vào Nam xin vào các khu công nghiệp, hoặc sang Thái Lan. Ông Nguyễn Văn Chương - xóm trưởng xóm Bắc Thịnh cho hay: “Cách đây dăm năm, muốn đi còn phải qua môi giới đưa sang mất khoảng 3 - 4, thậm chí là 6 - 7 triệu đồng, bây giờ anh em bạn bè, người làng dắt nhau sang chỉ mất chừng 1 triệu đồng tiền vé và 200 nghìn đồng tiền làm hộ chiếu, dù lao động chui nhưng thu nhập cao hơn, nên phần lớn rủ nhau sang đó”. Để yên tâm làm việc, một tháng một lần, người lao động phải đến Cửa khẩu Noọng Khai hoặc Tha Khet (Lào) để “tò” vi sa (gia hạn thị thực) sau đó nhập cảnh lại. Người nào may mắn hơn được làm trong những cửa hiệu lớn, được ông chủ “bao” thì không phải đi làm thủ tục này. Trước đây, người lao động Việt Nam thực hiện khá nghiêm túc yêu cầu này, tuy nhiên kể từ khi phí nhập cảnh tăng gấp đôi trước kia (mất chừng 2 triệu đồng) cộng với quãng đường đi lại xa nên đa phần đều chấp nhận sống chui sống lủi. Muốn về nước, có khi họ phải chi tiền cho “cò” để đưa về bằng đường thủy qua sông Mê Công, hết sức nguy hiểm. 
Ông Nguyễn Văn Thuấn ở xóm Nam Thịnh kể: “Tôi từng sang Udonthani làm việc. Lương chừng 2- 3 triệu VNĐ/tháng, chi phí bao nhiêu khoản, hàng tháng lại phải đi gia hạn visa tốn nhiều tiền nên tôi không đi gia hạn nữa, chưa được một tháng thì bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ, trục xuất về nước”…Hiện tại, hai đứa con của ông Thuấn cũng sang Băng Cốc làm việc, con gái thì phục vụ ở nhà hàng, con trai thì làm lái xe chở hàng. Ấy nhưng vẫn là lao động “chui”, không hợp đồng lao động, không có bảo hiểm nên ông thấp thỏm không yên… Bấp bênh như vậy nên người lao động ở Nghi Thiết sang Thái Lan làm nhiều, nhưng chẳng ở được lâu.
Nguyễn Văn Ngọc và mẹ (xóm 6, phường Nghi Tân, TX. Cửa Lò) đang kể về những ngày lao động ở Thái Lan.
Nguyễn Văn Ngọc và mẹ (xóm 6, phường Nghi Tân, TX. Cửa Lò) đang kể về những ngày lao động ở Thái Lan.
Thực tế nhu cầu thị trường lao động của Thái Lan là khá lớn, nhưng không hẳn người Việt Nam nào sang đấy cũng dễ dàng tìm việc, bởi đa phần là lao động phổ thông, trình độ thấp, không có tay nghề và nhiều người ý thức kỷ luật kém. Vì là “chui”, nên không có ông chủ nào ký hợp đồng lâu dài và và đương nhiên là không có bảo hiểm, hưởng chính sách lao động nào. Hoàn cảnh của Nguyễn Văn Ngọc (xóm 6, phường Nghi Tân, Thị xã Cửa Lò) là một trong số đó. Sang Udonthani cùng mẹ từ năm 2009, khi đó Ngọc mới 17 tuổi. Những ngày đầu ở đất Thái Lan, Ngọc và mẹ lớ ngớ đủ điều, dù đã mất cho “cò” 3 triệu đồng để nhận được lời cam kết “công việc ổn định, lương từ 5 - 6 triệu đồng/tháng”, nhưng sang đến nơi Ngọc mới biết, đó chỉ là công việc bán thịt lợn ở chợ, lương chưa được 2 triệu VNĐ/tháng. Với chi phí đắt đỏ ở Thái Lan, khoản tiền đó không đủ cho hai mẹ con sinh sống qua ngày, cùng cực quá Ngọc phải tiếp tục nhờ môi giới xin cho mẹ làm “osin”, còn mình phải đi nhiều tỉnh thành làm đủ việc từ bán cơm, bán thịt lợn, đến rửa xe, thợ sơn…
Cũng bởi không thạo tiếng Thái nên luôn bị người ta chèn ép. Mất gần 5 năm ở Thái, Ngọc mới bắt đầu làm quen với địa hình, thạo tiếng xin vào làm thợ sửa xe ở một tiệm người Thái, thu nhập ổn định 10 triệu VNĐ/tháng và đã kiếm được việc làm cho em trai. Những tưởng, chấm dứt những tháng ngày vất vả, cực nhọc ở xứ người thì tai nạn giao thông xảy ra, Ngọc bị thương nặng. Chủ xe ô tô gây tai nạn chạy trốn, nhưng chẳng dám truy trách nhiệm vì mình là lao động “chui”. Lúc nhập viện, mê man bất tỉnh, mẹ Ngọc chạy đôn chạy đáo khắp nơi, lên cả Đại sứ quán Việt Nam ở Thái Lan để cầu xin giúp đỡ. May mắn, người Việt bên đấy khá đông, thấy hoàn cảnh thương tâm của mẹ con Ngọc đã quyên góp tiền hỗ trợ viện phí... Ngọc xuất viện, ngẩn ngẩn, ngơ ngơ, hai mẹ con Ngọc đành trở về quê nhà. 
Ở xã Hưng Tây (Hưng Nguyên) cũng có hàng trăm người đã từng sang làm việc ở Thái Lan tập trung ở các xóm Hưng Thịnh 1,2,3 và Nam Phúc Long. Theo lãnh đạo địa phương thì họ cứ đi đi, về về tự do, không báo với chính quyền, chỉ đến khi xảy ra sự cố mới xin địa phương xác nhận. Thực tế, nhiều năm trước ở đây đã có trường hợp lao động sang Thái Lan làm việc nhưng vì bị o ép, chiếm đoạt công sức lao động, xảy ra tranh chấp dẫn đến chết người. Sau đó, đối tượng này phải bị đi tù... Rồi không biết bao nhiêu bất trắc ở xứ người khác, đó là chưa kể nếu không may mắn còn bị lợi dụng tình dục, lợi dụng để làm những công việc phi pháp…
Ở tỉnh Nghệ An, không chỉ các huyện đồng bằng mà ở một số huyện miền núi phong trào đi lao động tự do ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Thái Lan, cũng khá phổ biến. Theo thống kê của huyện Con Cuông, hiện tại trên địa bàn có 85 người đang lao động tự do và cư trú bất hợp pháp tại Thái Lan và thực tế đang có xu hướng gia tăng (chủ yếu là nam nữ từ 15 - 30 tuổi). Do đặc thù miền núi, nhiều thành phần dân tộc, đời sống khó khăn, thời gian nhàn rỗi nhiều, nhận thức pháp luật về những quy định về việc đi lao động ở nước ngoài còn hạn chế, khi nghe các đối tượng đã từng đi làm ăn ở nước ngoài về, nói sang đó sẽ làm được nhiều tiền, công việc nhàn mà thủ tục đơn giản nên người dân cứ rủ nhau đi. Họ làm giấy thông hành đi sang Lào với mục đích du lịch, rồi từ đó đi tiếp sang Thái Lan làm đủ mọi nghề từ rửa bát, giữ xe, phục vụ nhà hàng, thợ may, phụ hồ, giúp việc…
Hàng tháng họ đến cửa khẩu giữa Thái Lan và Campuchia để đóng dấu thị thực. Người đi trước quen đường, quen địa bàn thì đưa người đi sau sang để lấy vài triệu đồng tiền hoa hồng. Có nhiều trường hợp bị cơ quan chức năng nước sở tại bắt, giam giữ và đẩy đuổi về nước vì không có hộ chiếu, hoặc có giấy tờ nhưng trái mục đích cho phép của thị thực. Số phụ nữ Việt lấy chồng người Thái Lan tương đối nhiều và có xu hương tăng tiềm ẩn phức tạp về an ninh trật tự. Thực tế, đã xảy ra một số trường hợp phụ nữ bị lừa bán sang Thái Lan làm vợ hoặc sa vào các ổ mại dâm... Theo Ông Bùi Bắc Thái - Phó chủ tịch thường trực Hội Hữu nghị Việt - Thái thì: “Ở Thái Lan có nhu cầu lao động tương đối lớn, đặc biệt là giúp việc gia đình. Ở Vinh thì tôi chưa thấy nhưng ở Hà Tĩnh có trung tâm của tư nhân có xe ô tô chạy thường xuyên tuyến Việt Nam - Lào chuyên môn tìm người giúp việc đưa sang Thái theo kiểu người nhà, sau đó giao cho một đầu mối người Việt ở bên đó phân phối. Người Nghệ An đi theo hình thức đó cũng khá đông”. Nhiều người lao động đi chui vẫn biết là có rủi ro, nhưng vì mưu sinh họ vẫn sẵn sàng đánh cược với số phận mong tìm được một công việc cho thu nhập cao ở xứ người.
Ông Trần Văn Thúy - Trưởng phòng Lao động - Việc làm và tiền lương (Sở LĐ-TB&XH Nghệ An) cho biết: “Hiện ở Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng, chưa có bất cứ tổ chức, cá nhân nào được cấp phép làm nhiệm vụ XKLĐ sang Thái Lan. Việc lợi dụng chính sách miễn thị thực dành cho đối tượng du lịch để đi lao động tự do và cư trú bất hợp pháp gây nhiều khó khăn trong quản lý cư trú và quản lý lao động ở nước ngoài, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự cho cả 2 nước. Bản thân người lao động đi tự do thường phải chấp nhận chịu rủi ro, thiệt thòi vì các quyền lợi về chế độ chính sách không được bảo vệ…”.
(Còn nữa)
Khánh Ly- Mỹ Hà

tin mới

Sáp nhập thị trấn Diễn Châu và xã Diễn Thành: Niềm tự hào một danh xưng

Quê hương không chỉ là tên gọi...

(Baonghean.vn) - Về thăm thị trấn Diễn Châu vào thời điểm những người dân ở đây đang băn khoăn trước đề án sáp nhập, có thể thấy được được tình yêu, niềm tự hào của họ với những giá trị hữu hình của quê hương.

Mở ra cơ hội việc làm ‘khủng’ cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh

Mở ra cơ hội việc làm 'khủng' cho lao động Nghệ An - Hà Tĩnh, tại các khu công nghiệp trên cả nước

(Baonghean.vn) - Vừa qua, Công ty Vinayuuki và Công ty cổ phần Dịch vụ 3 Sao ký kết hợp tác độc quyền cung ứng lao động cho các khu công nghiệp, giai đoạn 2024-2030, mở ra cơ hội việc làm "khủng" tại các khu công nghiệp trên phạm vi miền Trung và miền Bắc, cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh.

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954/ - 7/5/2024), ngày 3/5, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Đông - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh.

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Trong khi hầu hết các câu lạc bộ dân ca cấp xã hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh đều được kiện toàn để tiếp cận với chính sách hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 29/2021/NQ-HĐND tỉnh thì đến nay một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được tiếp cận.

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sau khoảng 2 tuần khẩn trương luyện tập, đến nay các tổ bay của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371, Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 và Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không Không quân, Bộ Quốc phòng) đã sẵn sàng cho cuộc diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) -Sau khi được tòa án tuyên thắng kiện, lấy lại được ruộng thì chỉ không lâu sau, trên thửa ruộng đó xuất hiện nhiều chông sắt bị kẻ xấu cắm. Khi mà cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được thủ phạm, thì trong quá trình canh tác, ruộng lúa này lại nghi bị phá hoại một lần nữa.

Tháng Công nhân 2024: Phát huy sức mạnh "Đoàn kết công nhân"

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong Tháng Công nhân 2024

(Baonghean.vn) - Với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", Tháng Công nhân của Công đoàn Nghệ An đã được xây dựng với nhiều hoạt động sáng tạo khác biệt, khẳng định vai trò của tổ chức và vị thế của giai cấp công nhân.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.