Chuyện khát và giải khát ở vùng "5 Nam"

(Baonghean.vn) - Những ngày này, các xã phía hữu ngạn dòng Lam của Nam Đàn, còn gọi là vùng “5 Nam”, gồm: Nam Kim, Khánh Sơn, Nam Thượng, Nam Cường, Nam Trung đang gồng mình lên chống lại đại hạn. Dẫu quen được gọi là nơi “chưa nắng đã khô, chưa mưa đã lụt”, nhưng người dân nơi đây vẫn khó quen với cái nắng năm nay. 
Chùm ảnh về chuyện khát và giải khát ở “vùng 5 Nam”.
Chị Đặng Thị Lộc, xóm 6 xã Khánh Sơn trồng 3 sào dưa Thái, chi phí hết 3 triệu đồng nhưng năm nay chỉ thu chưa được 500 nghìn. Năm trước, cũng diện tích này gia đình chị thu được 10 triệu đồng.
Chị Đặng Thị Lộc, xóm 6 xã Khánh Sơn trồng 3 sào dưa Thái, chi phí hết 3 triệu đồng nhưng năm nay chỉ thu chưa được 500 nghìn. Năm trước, cũng diện tích này gia đình chị thu được 10 triệu đồng.
Anh Nguyễn Văn Tuấn và mẹ ở xóm 5 xã Khánh Sơn đang thu hái những quả ớt “chín sớm” trên bãi Trung.
Anh Nguyễn Văn Tuấn và mẹ ở xóm 5 xã Khánh Sơn đang thu hái những quả ớt “chín sớm” trên bãi Trung. Năm nay gia đình anh Tuấn chưa hề có thu nhập từ ớt vì ớt khô sớm ngay cả khi chưa chín, không có vị cay. Gia đình anh Tuấn thu hoạch chỉ để về làm tương để dùng trong gia đình.
Cánh đồng ngô bạt ngàn tại xã Khánh Sơn chỉ còn lại một màu vàng rực do nắng hạn.Cánh đồng ngô bạt ngàn tại xã Khánh Sơn chỉ còn lại một màu vàng rực do nắng hạn.
 
Anh Nguyễn Lê Đồng, cán bộ nông nghiệp xã Khánh Sơn trên đồng Bến Phủ (thuộc đồng Bến Trung), nơi có 150 ha ngô bị cháy (tỷ lệ 100% thất thu).
Anh Nguyễn Lê Đồng, cán bộ nông nghiệp xã Khánh Sơn trên đồng Bến Phủ, nơi có 150 ha ngô bị cháy
Anh Nguyễn Lê Đồng, cán bộ nông nghiệp xã Khánh Sơn trên đồng Bến Phủ (thuộc đồng Bến Trung), nơi có 150 ha ngô bị cháy (tỷ lệ 100% thất thu).
Người dân các xóm ra đồng Bến Trung đành đưa cả cây ngô về làm chất đốt
Dù người lớn
Dù người lớn "tiếc đứt ruột" vì phải cắt ngô về sớm do nắng hạn, nhưng đây lại là nơi thú vị cho lũ trẻ vui vẻ thả diều.
Ông Nguyễn Văn Sâm, công nhân vận hành máy bơm ở Trạm bơm Nam Đông đang chạy hết công suất. Cứ có đủ mực nước là vận hành cả 8 máy bơm, mỗi máy công suất 1000 m3/giờ để bơm nước sinh hoạt và nước sản xuất cho lúa hè thu 3 xã Khánh Sơn, Nam Kim, Nam Trung. Từ ngày 1-9/6, nước sông Lam cạn trơ, có lúc cả 8 tổ máy đều không thể vận hành.
Ông Nguyễn Văn Sâm, công nhân vận hành máy bơm ở Trạm bơm Nam Đông cho biết: trạm đang chạy hết công suất. Cứ có đủ mực nước là vận hành cả 8 máy bơm, mỗi máy công suất 1000 m3/giờ để bơm nước sinh hoạt và nước sản xuất cho lúa hè thu 3 xã Khánh Sơn, Nam Kim, Nam Trung. Từ ngày 1-9/6, nước sông Lam cạn trơ, có lúc cả 8 tổ máy đều không thể vận hành.
Có được chút nước ít ỏi, màu xanh sẽ trở lại,
Màu xanh hiếm hoi trên những cánh đồng hè thu ở vùng 5 Nam. Trong ảnh là cánh đồng lúa ở xã Khánh Sơn, nơi gần trạm bơm Nam Đông, có nguồn nước thuận lợi nên còn duy trì được 340 ha trên chỉ tiêu 390 ha lúa hè thu theo kế hoạch.
Một bãi phù sa tươi tốt trước đây, nay dưới nắng hạn kéo dài thành nơi để chăn thả trâu bò.
Một bãi phù sa tươi tốt ở Nam Trung trước đây, nay dưới nắng hạn kéo dài thành nơi để chăn thả trâu bò.
Người dân Khánh Sơn “giải khát” bằng nguồn nước khoáng tự nhiên “trời cho” ở Công Quẹp. Từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm, người dân đi mua nước ở dòng nước tự nhiên được kiểm định chất lượng cho phép dùng làm nước uống. Xã Khánh Sơn quy định cho chủ thầu bán cho dân trong xã Khánh Sơn mỗi hộ mỗi ngày được mua 2 can 10 lít, mỗi can giá 2 nghìn đồng. Hộ dân ở ngoài xã mỗi can 20 lít giá 5 nghìn đồng. Tuy nhiên, nếu bạn lại ngay tại chỗ 10 nghìn/ can vẫn “cháy” hàng.
Người dân Khánh Sơn “giải khát” bằng nguồn nước khoáng tự nhiên “trời cho” ở Khe Kẹp. Từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm, người dân đi mua nước ở dòng nước tự nhiên được kiểm định chất lượng cho phép dùng làm nước uống. Xã Khánh Sơn quy định cho chủ thầu bán cho dân trong xã Khánh Sơn mỗi hộ mỗi ngày được mua 2 can 10 lít, mỗi can giá 2 nghìn đồng. Hộ dân ở ngoài xã mỗi can 20 lít giá 5 nghìn đồng. Tuy nhiên, nếu bán lại ngay tại chỗ 10 nghìn/ can vẫn “cháy” hàng.
Người dân Khánh Sơn “giải khát” bằng nguồn nước khoáng tự nhiên “trời cho” ở Công Quẹp. Từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm, người dân đi mua nước ở dòng nước tự nhiên được kiểm định chất lượng cho phép dùng làm nước uống. Xã Khánh Sơn quy định cho chủ thầu bán cho dân trong xã Khánh Sơn mỗi hộ mỗi ngày được mua 2 can 10 lít, mỗi can giá 2 nghìn đồng. Hộ dân ở ngoài xã mỗi can 20 lít giá 5 nghìn đồng. Tuy nhiên, nếu bạn lại ngay tại chỗ 10 nghìn/ can vẫn “cháy” hàng.
Nguồn nước ở Khe Kẹp đã được cơ quan chức năng cho phép sử dụng, hộ ông Nguyễn Trọng Lịch được giao thầu giữ gìn an ninh và phụ vụ nước khoáng tự nhiên Khe Kẹp cho người dân, mỗi năm 120 triệu đồng. 
Dòng nước mát lành được thiên nhiên ban tặng là nguồn năng lượng nuôi sống nhiều thế hệ người dân vùng
Em bé được bố đưa đến Khe Kẹp để tận hưởng dòng nước mát lành.


Cảnh Nam

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.