Độc đáo tục sửa sang nhà cõi âm của người Tày

Theo phong tục của người Việt Nam nói chung và người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) nói riêng, cứ vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm, dù ai đi đâu, ở đâu cũng cố gắng trở về quê hương để cùng gia đình đi tảo mộ.
Độc đáo tục sửa sang nhà cõi âm của người Tày ở Bình Liêu
Đây là dịp để con cháu được chăm sóc mộ phần, tỏ lòng biết ơn, hiếu kính với các bậc tiên tổ, là một nét đẹp văn hoá được người Tày coi trọng, gìn giữ từ bao đời nay.
Căn nhà của bà Bế Thị Hoa (ở khu Bình Quân, thị trấn Bình Liêu) hôm nay trở nên đông vui hẳn. Trời vừa sáng tinh mơ bà và con dâu, cháu dâu đã tất bật chuẩn bị mâm lễ. Mỗi người một việc, người thì thịt gà, người đồ xôi, người rán cá…
Trong làn khói hương bay nghi ngút, con cháu sẽ tảo mộ tổ tiên
Trong làn khói hương bay nghi ngút, con cháu sẽ tảo mộ tổ tiên
Bà Hoa cho biết: “Mâm lễ trong ngày tảo mộ của người Tày thường có xôi, thịt gà, thịt lợn, cá rán, rượu, kêêm ngần (tiền vàng mã), hương, nhà nào có điều kiện thì có thêm thủ lợn… Xôi ở đây thường được đồ với nhiều màu sắc bắt mắt, thường gồm 5 màu chính: trắng, đỏ, xanh, tím, vàng. Ngoài màu trắng là màu tự nhiên của gạo, những màu xanh, đỏ, tím, vàng đều được làm từ củ, lá cây rừng.
Trong đó, màu đỏ là màu tượng trưng cho khát vọng, màu tím tượng trưng cho trời đất trù phú, màu vàng tượng trưng cho sự no đủ, màu xanh tượng trưng cho núi rừng Bình Liêu, màu trắng tượng trưng cho tình yêu trong trắng và sự thủy chung. Tất cả đều mang ý nghĩa tượng trưng cho âm dương và ngũ hành. Tùy theo từng gia đình mà có cách kết hợp màu sắc riêng, có nhà thì làm 5 màu, có nhà chỉ 2 màu, hoặc 3 màu”.
Mâm cúng được con cháu bày ở phía dưới các ngôi mộ
Sau khi mâm lễ được sửa soạn tươm tất, những người cao tuổi sẽ dẫn đầu đoàn, con cháu nối theo sau cùng đi ra phần mộ ông bà, tổ tiên. Trời vừa tạnh mưa, trong ánh nắng ban mai của tiết trời thanh minh theo chân bà Hoa và gia đình, chúng tôi đến khu nghĩa địa Đồi Chè, tại đây các phần mộ của những người đã khuất nghi ngút khói hương với các mâm cỗ đa dạng đồ lễ. Trong những làn hương khói bay nghi ngút, người cầm cuốc, người cầm xẻng, người cầm dao mỗi người một việc.
Mâm cúng được con cháu bày ở phía dưới các ngôi mộ
Mâm cúng được con cháu bày ở phía dưới các ngôi mộ
Người già thì lo thắp hương khắp các lượt mộ, miệng lầm rầm khấn vái, người trung tuổi và đám thanh niên thì phát cỏ dại, cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ, sửa sang lại những chỗ bị mòn bởi mưa, người thì đào đất đắp lên mộ cho đầy đặn.
Sau khi công việc phát quang, dọn dẹp và đắp đất lên ngôi mộ đâu vào đấy, gia chủ sẽ đặt nằm chéo hai tờ giấy đỏ lên trung tâm ngôi mộ và đắp một vuông đất mới đặt lên trên, cắm 4 cây nêu màu đỏ hoặc màu hồng xuống 4 góc cạnh ngôi mộ (cờ của cõi âm ý nói đây là khu vực không được xâm lấn và đã có người quét dọn) lên mộ. Sau cùng, họ thắp hương và đốt vàng mã để mời những người đã khuất về ăn Tết cùng. Công việc cứ diễn ra như thế đến ngôi mộ cuối cùng của gia đình, họ hàng nhà mình thì dọn những đồ cúng mang theo để ngồi ăn vui vẻ cùng nhau.
Bà Hoa cho biết: “Người Tày quan niệm, khi đốt cháy tuần hương và vàng mã coi như người âm đã nhận đủ lễ vật mà người dương muốn gửi. Khi ngôi mộ được dựng một cây cờ trắng, người thân có thể bày mâm ăn uống hoặc thu lộc mang về nhà. Ngôi mộ nào càng được dọn dẹp sạch sẽ, đắp đất càng cao, càng to thì tổ tiên càng vui. Ai làm càng nhiều thì năm đó càng được ông bà, tổ tiên phù hộ nhiều”.
Việc đưa trẻ em đi tảo mộ là để giáo dục thế hệ trẻ biết kính trọng tổ tiên
Trong những ngày này, trẻ em cũng được theo cha mẹ và ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho thế hệ trẻ biết kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Cháu La Thị Lan Anh (4 tuổi) cũng theo chân mẹ đến để thắp hương và nhổ cỏ cho mộ ông ngoại. Cháu Lan Anh cho biết: “Đây là mộ ông ngoại của cháu. Ông mất rồi không nhổ cỏ được, Cháu hộ ông nhổ cỏ để mộ ông được sạch sẽ”.
Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tảo mộ và sum họp với gia đình, người thân. Người Tày quan niệm rằng, có thể Tết Nguyên đán không về quê nhà được nhưng không thể vắng mặt trong ngày tết tảo mộ. Tết tảo mộ năm nay cũng vậy, ở Bình Liêu đâu đâu cũng thấy người ngược xuôi đi tảo mộ.
Chị La Thị Sin, làm việc tại Móng Cái cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ gần đến ngày 3/3 âm lịch là tôi lại cố gắng thu xếp công việc để về quê dọn dẹp, sửa sang mộ ông bà, tổ tiên”.
Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc cẩn thận, kỹ lưỡng còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng (có thể là mộ của người Hoa trước kia). Những người đi viếng mộ thường cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương.
Việc đưa trẻ em đi tảo mộ là để giáo dục thế hệ trẻ biết kính trọng tổ tiên
Việc đưa trẻ em đi tảo mộ là để giáo dục thế hệ trẻ biết kính trọng tổ tiên.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc tảo mộ cũng diễn ra mang tính chất theo dòng họ. Tuy nhiên, thời gian quét mộ có thể diễn ra sớm hơn hoặc vào ngày nghỉ, mỗi gia đình sẽ cử một người đi đại diện và quét các mộ tổ chung, mộ nhánh thể hiện đạo đức, bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những tiền nhân đã khuất, nhắc nhở con cháu nhớ về quê hương, cội nguồn.
Gần đến cuối buổi, những ngôi mộ um tùm cỏ mọc đã được quét dọn sạch sẽ, dọc các khu nghĩa địa, sườn đồi, khắp các phần mộ rực lên một màu đỏ của cây nêu báo hiệu đã sửa sang xong “mồ mả” tổ tiên. Trên khuôn mặt của từng người xen lẫn những giọt mồ hôi là những niềm vui, nụ cười, niềm hạnh phúc khi có thể báo hiếu với tổ tiên.
Có thể nói, tết tảo mộ của người Tày ở Bình Liêu gắn liền với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, “Kính hiếu tổ tiên”, đây còn là dịp để con cháu trở về sum vầy nơi quê cha, đất tổ, gạt bỏ mọi phiền lụy, góp phần giáo dục cho thế hệ sau những cách ứng xử có tình người, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trên cơ sở dòng chảy văn hoá.
Theo Pháp Luật Việt Nam

tin mới

Bộ đội Biên phòng Nghệ An hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy

Bộ đội Biên phòng Nghệ An hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy

(Baonghean.vn) - Đêm 3/5 rạng sáng 4/5, tại địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn đã xảy ra lốc xoáy gây ảnh hưởng đến tài sản của các hộ dân, các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã khẩn trương phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương và các lực lượng giúp dân khắc phục hậu quả.

Sáp nhập thị trấn Diễn Châu và xã Diễn Thành: Niềm tự hào một danh xưng

Quê hương không chỉ là tên gọi...

(Baonghean.vn) - Về thăm thị trấn Diễn Châu vào thời điểm những người dân ở đây đang băn khoăn trước đề án sáp nhập, có thể thấy được được tình yêu, niềm tự hào của họ với những giá trị hữu hình của quê hương.

Mở ra cơ hội việc làm ‘khủng’ cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh

Mở ra cơ hội việc làm 'khủng' cho lao động Nghệ An - Hà Tĩnh, tại các khu công nghiệp trên cả nước

(Baonghean.vn) - Vừa qua, Công ty Vinayuuki và Công ty cổ phần Dịch vụ 3 Sao ký kết hợp tác độc quyền cung ứng lao động cho các khu công nghiệp, giai đoạn 2024-2030, mở ra cơ hội việc làm "khủng" tại các khu công nghiệp trên phạm vi miền Trung và miền Bắc, cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh.

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954/ - 7/5/2024), ngày 3/5, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Đông - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh.

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Trong khi hầu hết các câu lạc bộ dân ca cấp xã hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh đều được kiện toàn để tiếp cận với chính sách hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 29/2021/NQ-HĐND tỉnh thì đến nay một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được tiếp cận.

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sau khoảng 2 tuần khẩn trương luyện tập, đến nay các tổ bay của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371, Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 và Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không Không quân, Bộ Quốc phòng) đã sẵn sàng cho cuộc diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) -Sau khi được tòa án tuyên thắng kiện, lấy lại được ruộng thì chỉ không lâu sau, trên thửa ruộng đó xuất hiện nhiều chông sắt bị kẻ xấu cắm. Khi mà cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được thủ phạm, thì trong quá trình canh tác, ruộng lúa này lại nghi bị phá hoại một lần nữa.

Tháng Công nhân 2024: Phát huy sức mạnh "Đoàn kết công nhân"

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong Tháng Công nhân 2024

(Baonghean.vn) - Với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", Tháng Công nhân của Công đoàn Nghệ An đã được xây dựng với nhiều hoạt động sáng tạo khác biệt, khẳng định vai trò của tổ chức và vị thế của giai cấp công nhân.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.