Món lươn chữa trẻ biếng ăn, tiêu chảy

Lươn là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, đặc biệt còn là vị thuốc quý đối với trẻ em.

Lươn vàng còn gọi là thiên ngư, trương ngư - một trong “bốn món tươi ngon dưới sông” (tứ đại hà tiên).Thịt lươn có nhiều chất đạm, bột, đường, lecithin, các vitamin B1, B2, PP, K, A, E, D và Fe , Ca, P.

 

Theo Đông y, lươn vàng tính ôn, vị ngọt, có công hiệu bổ ngũ tạng, bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, ôn dương, bồi bổ can, thận, làm mạnh gân cốt, khử phong thấp, thông kinh mạch. Thích hợp với các chứng thiếu máu lao lực, ho hen, phong thấp đau nhức, gân cốt rã rời, thận hư đau lưng, liệt mặt ngoại biên, tiêu khát, kiết lỵ. Ngoài là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, lươn còn là vị thuốc quý, đặc biệt đối với trẻ em.

Món lươn chữa trẻ biếng ăn, tiêu chảy ảnh 1

Chữa trẻ biếng ăn, ăn không tiêu, mồ hôi trộm: Thịt lươn: 1 con (250 - 300g), kê nội kim (màng mề gà) 6g; hành, gừng, nước tương, muối, bột ngọt vừa đủ. Lươn làm thịt, bỏ nội tạng, rửa sạch, cắt đoạn dài 6cm, kê nội kim rửa sạch, bỏ vào bát sứ cùng thịt lươn, gia hành, gừng, rượu, muối, nước tương, dùng lửa lớn rồi hạ nhỏ, chưng chín, cho chút bột ngọt vào, trộn đều là được.

 

Chữa tiêu chảy ở trẻ em (ngày đi ngoài 5 - 6 lần, phân chua hoặc thối khắm): Lươn 125g, kê nội kim 5g, hoài sơn 10g, gừng tươi 2 lát. Lươn làm sạch xào với gừng cho thơm, tưới ít rượu, cho nước vừa đủ rồi cho kê nội kim và hoài sơn vào. Dùng lửa lớn rồi hạ nhỏ đun 1 giờ cho gia vị. Trẻ nhỏ uống phần nước.

 

Chữa trẻ em suy dinh dưỡng, bụng ỏng, đít beo, phân sống, gầy còm, biếng ăn: Lươn nấu sâm quy. Thịt lươn 300g, đương quy 15g, đẳng sâm 15g, hành tây 25g, gừng tươi 15g, muối ăn vừa đủ. Lươn rửa sạch, thái sợi, đương quy và đẳng sâm cho vào túi vải, bỏ vào nồi cùng thịt lươn, đổ nước nấu trong 1 giờ, vớt bỏ túi thuốc, gia hành, gừng muối, nấu thêm 1 tiếng nữa là được. Ăn thịt lươn và nước. Món này bổ hư rất tốt. Ăn thường xuyên có tác dụng bổ dưỡng, chữa thần kinh và thể lực suy nhược do ốm lâu ngày, khí huyết bất túc, gầy yếu, da vàng héo.

 

Lưu ý: Chọn những con lươn còn tươi sống. Không ăn lươn màu xanh.


Theo Sức khỏe và đời sống - NT

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.