Thảo dược thiên nhiên trị hen suyễn

Khi bị hen suyễn, việc sử dụng kết hợp các loại thảo dược tự nhiên sẽ giúp giảm bớt lượng thuốc tây đưa vào cơ thể, hạn chế các tác dụng không mong muốn từ thuốc. 
Trong điều trị hen suyễn, thuốc giãn khí quản thường được sử dụng kết hợp với corticosteroid dạng hít. Tuy nhiên, corticosteroid hít vẫn bị hạn chế ở trẻ em vì nguy cơ gây giảm tǎng trưởng, ức chế thượng thận, hoặc loãng xương. Dưới đây là một số loại thảo dược tự nhiên được chứng minh là có tác dụng trong việc phòng và điều trị hen suyễn khá hiệu quả.
Chặn đứng hen suyễn = vỏ cam
 
Các nhà khoa học Israel đã khám phá ra chất limonene (trong mùi hương của vỏ cam và các loại quả họ chanh) có khả năng quét sạch ozone (một chất ô nhiễm trong không khí có thể gây hen suyễn) trong đường hô hấp. Ngoài ra, mùi hương từ các cây họ thông, cây phong nữ, hoa hồng cũng chứa các chất có tác dụng tương tự như limonene trong việc “đốt cháy” ozone trong đường hô hấp.
Gừng không chỉ để chống nôn
 
Nó còn chứa hoạt tính long đờm và có đặc tính kháng viêm giúp ức chế đáp ứng miễn dịch thái quá trong hen suyễn. Một nghiên cứu được tiến hành trên 92 bệnh nhân bị hen suyễn ở Iran. Bệnh nhân được sử dụng 150mg bột gừng 3 lần/ngày trong 2 tháng. Sau 2 tháng sử dụng gừng đã có cải thiện đáng kể triệu chứng của hen suyễn là khò khè và nặng ngực (khò khè giảm 19,5% và nặng ngực giảm 52%).
Bà bầu nên làm bạn với táo
 
Một nghiên cứu của các nhà bác học người Hà Lan và Scotland trên 1.253 bà mẹ mang thai đã kết luận: Ăn táo khi mang thai giúp giảm nguy cơ hen suyễn và các triệu chứng liên quan đối với thai nhi.
Các loại vitamin trong quả táo như vitamin A, E, D và kẽm không chỉ giúp thai phụ duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh mà còn làm giảm nguy cơ hen suyễn ở trẻ về sau.
Chất favonoid trong quả táo hoạt động rất tốt trong việc phòng ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ em. Người mẹ ăn 4 quả táo/tuần sẽ giúp giảm tới 50% nguy cơ trẻ sinh ra bị hen suyễn.
Bài thuốc từ rau củ
- Quấy đều 1 thìa nước ép bạc hà tươi + 2 thìa giấm mạch nha nguyên chất cộng + 2 thìa mật ong + 120g nước ép cà rốt. Ngày dùng 3 lần giúp mở rộng lối thông khí và miễn dịch các chất gây dị ứng mũi.
- Cho 30-40 lá húng quế vào 1 lít nước uống dần trong ngày.
- Dùng 1 thìa hạt rau xà lách trộn với mật ong, uống 2 lần/ngày trong suốt quá trình điều trị.
- Trộn 1 chén nước ép mướp đắng + 1 thìa cà phê mật ong; uống 1 ngày/lần trong 3 tháng.
- 1/2 thìa nước lá cây cà tím hoặc cà pháo + 1 thìa mật ong; dùng 3 lần mỗi ngày giúp giảm sung huyết (tắc nghẽn) phổi, viêm phổi và ho; chỉ nên dùng trong 10 ngày.
- 1/4 ly nước cốt củ hành tây + 1 muỗng cà phê mật ong + 1/8 muỗng cà phê tiêu đen.
- Cho 30-40 lá húng quế vào 1 lít nước uống dần trong ngày.
- Dùng một nửa cốc nước ép cà chua tươi trộn với một thìa đầy bột nghệ, dùng trong khoảng 1 tuần đến 10 ngày.
- Ngày dùng 3-10g hạt tía tô sắc uống trị hen suyễn và ho có đờm.
Theo Suckhoegiadinh

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?