Hai miền Triều Tiên đạt thỏa thuận 6 điểm nhằm giảm căng thẳng

Hai miền Triều Tiên đêm 24/8 đã kết thúc các cuộc đàm phán cấp cao kéo dài suốt 43 tiếng tại làng đình chiến Panmunjom với thỏa thuận 6 điểm nhằm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. 

Thỏa thuận 6 điểm gồm: 

Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí sẽ tiến hành một cuộc đối thoại liên chính phủ tại Seoul hoặc Bình Nhưỡng (Pyongyang) trong thời gian sớm nhất có thể nhằm cải thiện quan hệ liên Triều, cũng như sẽ tiếp tục đối thoại và đàm phán về các vấn đề khác.

Triều Tiên lấy làm tiếc về việc các binh sỹ Hàn Quốc bị thương trong vụ nổ mìn ở khu phi quân sự (DMZ) bên phía Hàn Quốc thời gian vừa qua.

Hàn Quốc sẽ ngừng chiến dịch tuyên truyền chống Bình Nhưỡng bằng hệ thống loa phát thanh tại khu vực biên giới bắt đầu từ 0h00 ngày 25/8 trong trường hợp không phát sinh tình trạng bất thường.

Triều Tiên đồng ý bãi bỏ quân lệnh chuyển quân đội sang trạng thái chiến tranh.

Cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc Kim Kwan-jin (phải) và Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội Triều Tiên Hwang Pyong-so sau khi kết thúc đàm phán. Ảnh: Yonhap/ TTXVN
Cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc Kim Kwan-jin (phải) và Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội Triều Tiên Hwang Pyong-so sau khi kết thúc đàm phán. Ảnh: Yonhap/ TTXVN

Bên cạnh đó, hai miền đồng ý tiến hành cuộc đoàn tụ các gia đình bị li tán trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) vào dịp Trung Thu sắp tới và tiếp tục tổ chức các cuộc đoàn tụ trong tương lai, đồng thời sẽ tiến hành phiên họp giữa Hội Chữ thập Đỏ hai miền vào đầu tháng Chín tới để chuẩn bị cho các cuộc đoàn tụ này. 

Hai miền đồng ý thúc đẩy giao lưu dân sự giữa hai miền trên nhiều lĩnh vực. 

Thỏa thuận 6 điểm trên đạt được sau 43 tiếng đồng hồ đàm phán giữa Cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc Kim Kwan-jin, Chủ nhiệm tổng cục chính trị quân đội Triều Tiên Hwang Pyong-so, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Hong Yong-pyo và Bí thư đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-Gon phụ trách các vấn đề quan hệ với Hàn Quốc. Cuộc đàm phán đầu tiên kéo dài 10 tiếng, từ chiều 22/8 đến sáng 23/8. Sau đó, hai bên tiếp tục đàm phán từ chiều 23/8 và kéo dài suốt 33 tiếng, đến đêm 24/8. 

Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên bắt đầu từ vụ nổ mìn ở khu phi quân sự (DMZ) phân cách hai miền Triều Tiên vào ngày 4/8 khiến 2 binh sỹ Hàn Quốc bị thương nặng. 

Theo Vietnam+

tin mới

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?