Bảo vệ quyền của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài

Số lượng lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài ngày càng tăng nhưng hiện chưa có chính sách riêng đối với họ ở nước ngoài
Trong khuôn khổ Dự án “Tăng quyền năng cho phụ nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”, sáng nay (3/4), tại Hà Nội, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động thương binh và Xã hội phối hợp với Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN WOMEN) tổ chức Hội thảo Đối thoại chính sách về bảo vệ quyền của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài.
Việt Nam là quốc gia có số người đi làm việc ở nước ngoài ngày càng tăng ở khu vực Châu Á, Thái Bình Dương. Hiện, 500.000 người Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
5 năm trở lại đây, bình quân mỗi năm đưa được 90.000 lao động đi, trong đó, lao động nữ chiếm từ 30 đến 35% trong tổng số lao động di cư. Số lượng lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài cũng đang có xu hướng tăng lên. Cụ thể, năm 2014 lần đầu tiên Việt Nam đưa được hơn 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, phụ nữ chiếm 37,5%.
Phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài làm việc, chủ yếu trong các ngành nghề: Giúp việc gia đình; Y tá, điều dưỡng; Nhân viên khách sạn; Thợ may; Thợ dệt; Lắp ráp thiết bị điện tử tại các thị trường Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Arabia Saudi và Cộng hòa Síp. Cũng như nam giới, phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài không chỉ được nâng cao về kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, ngày càng có kinh nghiệm và tác phong làm việc chuyên nghiệp mà còn mang lại thu nhập cải thiện cuộc sống gia đình. 
 
Ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước Phạm Viết Hương cho biết: “Số lao động nữ của Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đóng góp đáng kể vào việc nâng cao mức sống gia đình và địa phương. Cùng với việc đẩy mạnh việc tổ chức và quản lý hiệu quả hơn các doanh nghiệp hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, Cục quản lý lao động nguồn nước ưu tiên tập trung các biện pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Chính phủ Việt Nam cũng tích cực hợp tác với Chính phủ các nước tiếp nhận lao động để bảo vệ quyền lợi của người lao động”.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, mặc dù số lượng lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ngày càng tăng, nhưng hiện nay chưa có chính sách riêng đối với lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài. Các quy định pháp luật và chính sách hiện hành quy định chung cho cả lao động nam và nữ, không có những chính sách đặc biệt dành riêng cho nữ giới.
Bởi vậy, những khó khăn và rủi ro mà phụ nữ gặp phải khi làm việc ở nước ngoài thường nhiều hơn lao động là nam giới. Nhiều phụ nữ khi làm việc ở nước ngoài đã bị bóc lột sức lao động, bị xâm hại, bị bạo lực, không được trả lương. Khi về nước, phụ nữ cũng gặp khó khăn trong tái hòa nhập, khó tiếp cận các dịch vụ, nhất là dịch vụ về hỗ trợ giải quyết việc làm. Do định kiến xã hội và quan niệm về giới còn nặng nề, nhiều chị em không có sự chia sẻ của gia đình, người thân trong nuôi dạy con cái khi làm việc ở nước ngoài về nước.
Bà Shoko Ishikawa, Trưởng đại diện Cơ quan LHQ về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam cho biết: “5 năm qua chúng tôi đã phối hợp với Cục quản lý lao động ngoài nước và cơ quan liên quan của Việt Nam triển khai Dự án “Tăng quyền năng cho phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Dự án tập trung thực hiện nhiều hoạt động, nhằm nâng cao kiến thức về bình đẳng giới; tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, quản lý và doanh nghiệp Việt Nam làm công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Chúng tôi hy vọng qua dự án này thay đổi chính sách và cách làm việc trên thực tế để Việt Nam đảm bảo tốt nhất quyền của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài”.
Các ý kiến cũng đề xuất cần thiết phải bổ sung và hoàn thiện những chính sách dành cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về đảm bảo nguyên tắc giới. Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể để khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tham gia hỗ trợ cho người lao động tái hòa nhập thị trường; xây dựng hệ thống dữ liệu và hồ sơ thông tin của người lao động trở về. Đặc biệt, có các can thiệp sớm để giảm thiểu những rủi ro mà phụ nữ có thể gặp phải khi làm việc ở nước ngoài cũng như khi trở về./.
Theo VOV.VN

tin mới

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

(Baonghean.vn) - Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhiều trẻ em ở huyện Tương Dương đã lâm vào hoàn cảnh mồ côi, có nguy cơ phải nghỉ học. Tuy nhiên, sự thiệt thòi của các em đã được bù đắp bằng tình thương, trách nhiệm của những người đỡ đầu qua Chương trình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương”.

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

(Baonghean.vn) - Đậu vào trường công lập là ước mơ của tất cả học sinh và phụ huynh. Nhưng, cơ hội này không dành cho tất cả các em, nhất là với những vùng chỉ tiêu thấp và số lượng học sinh dự thi đông.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

(Baonghean.vn) - Chiều 7/5, đoàn công tác Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh Nghệ An do đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị và phổ biến ý định diễn tập khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quỳ Châu.

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

(Baonghean.vn) - Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tỉnh Nghệ An đã, đang và sẽ làm hết sức mình để tri ân công lao của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Quế Phong

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 6/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quế Phong.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

(Baonghean.vn) - Sáng 6/5, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024”, với chủ đề “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”.

Bảo hiểm xã hội Nghệ An ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024

Bảo hiểm xã hội Nghệ An ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024

(Baonghean.vn) - Thực hiện Công văn số 1064/BHXH-TT ngày 22/4/2024 của BHXH Việt Nam về việc truyền thông nhân Tháng vận động, triển khai BHXH toàn dân, sáng 6/5, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An tổ chức 'Lễ phát động ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024'.

Điện Biên

Ấn tượng triển lãm 'Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng'

(Baonghean.vn) - Tỉnh Nghệ An vừa phối hợp với Cục Chính trị, Quân khu 4 tổ chức triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng” đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đến tham quan và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người.