Biến động chính trường Malaysia

(Baonghean) - Thời gian gần đây, chính trường Maylaysia biến động bởi sự xuất hiện của hàng loạt vấn đề gây tranh cãi. Những cáo buộc tham nhũng, những xáo trộn trong nội bộ nhà cầm quyền, những diễn biến tồi tệ của đồng ringgit, sự mất niềm tin từ các nhà đầu tư,…trở thành vấn đề nổi cộm, gây xáo trộn tình hình kinh tế, chính trị và xã hội ở quốc gia Đông Nam Á này. 

Từ những biến động về kinh tế 
Những biến động trong chính trường Malaysia gắn liền với yếu tố kinh tế. Theo Bloomberg, trong năm qua đồng ringgit đã giảm 24% giá trị, nhiều nhất so với các loại tiền tệ của những nước châu Á khác. Nguyên nhân chính là do giá dầu giảm, đồng Nhân dân tệ bị phá giá, viễn cảnh nâng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ và những scandal chính trị. Tháng trước, dự trữ ngoại hối của Malaysia đã xuống dưới mức 100 tỷ USD lần đầu tiên kể từ năm 2010. Một số nhà đầu tư còn cho rằng nguy cơ tái diễn cuộc khủng hoảng năm 1998 đang ''khởi phát'' một cuộc "di tản" dòng vốn đầu tư khỏi Malaysia.
Đoàn người biểu tình tập trung tại Thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) hôm 29/8. 	Ảnh: AP
Đoàn người biểu tình tập trung tại Thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) hôm 29/8. Ảnh: AP
Diễn biến này khiến nhiều người liên tưởng đến những gì diễn ra trong khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, khi đồng ringgit rơi xuống mức thấp kỷ lục 4,8850 ringgit/USD. Khi đó cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad đã áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn và neo đồng tiền này vào mức 3,8 ringgit/USD. Và mới đây, để vực dậy niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế Malaysia, Thủ tướng Najib Razak đã mượn đến các “kiến trúc sư” từng thiết kế cơ chế tỷ giá dưới thời ông Mahathir. Ông Najib đã thành lập lực lượng đặc nhiệm phụ trách các vấn đề kinh tế. Năm 1998, Mahathir cũng thành lập Hội đồng hành động kinh tế quốc gia. Nhóm của ông Najib gồm một số lãnh đạo doanh nghiệp và cả cựu Thứ trưởng Tài chính Nor Mohamed Yakcop - người đã giúp ông Mahathir “thiết kế” các biện pháp kiểm soát vốn và chế độ neo tỷ giá. Tuy nhiên, theo Nicholas Spiro, chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu Spiro (London), Chính phủ Malaysia dường như đang bước vào “vết xe đổ” của quá khứ, khiến không ít nhà đầu tư dè dặt hơn.
Giá dầu thô giảm, các dòng vốn tháo chạy, thị trường chứng khoán giảm mạnh, Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ, đồng đô la Mỹ mạnh lên và đồng ringgit mất giá là những yếu tố đang gây áp lực lên nền kinh tế Malaysia. Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách vẫn còn đang loay hoay giải quyết khoản nợ nần và truy cứu trách nhiệm của Qũy đầu tư quốc gia 1 MDB. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng của Malaysia vẫn đang được giữ ở mức 4,5 - 5,5%; bất chấp những trở ngại từ bên ngoài. Trước đó, Giám đốc Ngân hàng Trung ương Malaysia cho biết tăng trưởng kinh tế sẽ thúc đẩy nhu cầu trong nước và sự mở rộng ở tất cả các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Ngân hàng Trung ương khẳng định sẽ tiếp tục “ngăn chặn những biến động quá mức”. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tình hình kinh tế vẫn chưa có những dấu hiệu khả quan, chính phủ của ông Najib vẫn chưa thể ngăn dòng vốn tháo chạy khỏi thị trường tài chính Malaysia.
Đến những bất ổn về xã hội 
Tình hình kinh tế khó khăn đã tác động hoặc làm sâu sắc hơn những bất ổn vốn tiềm ẩn trong lòng xã hội Malaysia. Ngày 29/8, hàng chục ngàn người Malaysia rầm rộ biểu tình ở Thủ đô Kuala Lumpur và những nơi khác để đòi Thủ tướng Razak từ chức do scandal tài chính. Theo thông tin từ tờ "Wall Street Journal, khoảng 700 triệu USD liên quan đến Quỹ đầu tư quốc gia 1MDB đã được chuyển vào tài khoản cá nhân của Thủ tướng Najib. Tuy nhiên, ông Najib đã bác bỏ mọi cáo buộc, đồng thời khẳng định không lấy quỹ công để mưu lợi cá nhân. Tuy nhiên, sau đó ông cũng sa thải 1 quan chức cấp phó và 4 thành viên nội các đã công khai chất vấn ông vấn đề này. Ông Najib cũng thay thế Bộ trưởng Bộ Tư pháp - người đã đứng ra điều tra vụ việc.
Liên minh vì bầu cử trong sạch và công bằng (Bersih) là lực lượng kêu gọi tổ chức tuần hành diễn ra trong 2 ngày cuối tuần, bắt đầu từ chiều 29/8. Vụ biểu tình diễn ra trùng với dịp chuẩn bị cho Ngày Quốc khánh Malaysia vào hôm 31/8. Theo hãng tin DW (Đức), giữa một biển người biểu tình hòa bình trong sắc áo vàng, màu áo biểu trưng của phong trào, cảnh sát Malaysia cũng đã được huy động lực lượng tối đa tại khu vực trung tâm Thủ đô Kuala Lumpur. Những người tuần hành đã đưa ra yêu sách gồm 5 điểm, trong đó có việc tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng, tiết kiệm ngân quỹ, họ yêu cầu Quốc hội Malaysia có những cải cách Hiến pháp để nâng cao tính minh bạch và tin cậy của chính phủ.  
Theo các nhà phân tích, nếu cáo buộc trên được chứng minh là đúng, ông Najib Razak sẽ là thủ tướng đương chức đầu tiên trong lịch sử Malaysia bị điều tra và kết tội lạm dụng tín nhiệm hoặc tham nhũng. Sức ép đang đè nặng lên ông Najib Razak khi phải giành lại niềm tin giữa scandal chính trị cùng với đà giảm giá hàng hóa đang đe dọa xóa tan những thành tựu kinh tế mà Malaysia đã đạt được kể từ sau cuộc khủng hoảng 1997 - 1998 đến nay. Trong lúc các nhà lãnh đạo của Malaysia vẫn chưa giải quyết được các cáo buộc tham nhũng thì nền kinh tế nước này lại đang phải đối mặt với hàng loạt “cơn gió ngược” từ thị trường bên ngoài. Các chuyên gia cho rằng trước tình hình hiện tại, Malaysia nên xem xét các nguồn thu khác trong bối cảnh giá dầu thô vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi sớm. Tuy nhiên, đó chỉ là lời gợi ý, các nhà chức trách Malaysia cần sớm có quyết sách hiệu quả để vực dậy được nền kinh tế và điều chỉnh những bất ổn đang nảy sinh trong lòng xã hội hiện nay. 
Phương Thảo

tin mới

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.