Độc đáo nghề 'cắm que câu cua' ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) - Phụ nữ miền trung du Thanh Chương có một nghề đặc biệt gắn liền với ruộng đồng và những bó tre, tuy vất vả nhưng đem lại thu nhập khá là nghề 'cắm que câu cua'.

Những cánh đồng sau lũ, đang còn mênh mông nước là nơi câu cua thuận lợi nhất. Ảnh: Huy Thư
Những cánh đồng sau lũ, đang còn mênh mông nước là nơi câu cua thuận lợi nhất. Ảnh: Huy Thư
Đi câu cua chủ yếu là phụ nữ, công việc không nặng nhọc nhưng đòi hỏi tính kiên trì, chịu khó. Họ thường đi theo nhóm 3 - 4 người, cùng làm trên một cánh đồng, để hỗ trợ hoặc chung nhau. Phương tiện câu cua khá đơn giản, chỉ là những que tre nhỏ như cây đũa, dài khoảng 0,8m, một đầu vót nhọn để mắc mồi. Ảnh: Hủy Thư
Đi câu cua chủ yếu là phụ nữ, công việc không nặng nhọc nhưng đòi hỏi tính kiên trì, chịu khó. Họ thường đi theo nhóm 3 - 4 người, cùng làm trên một cánh đồng. Phương tiện câu cua khá đơn giản, là những que tre nhỏ như cây đũa, dài khoảng 0,8m, một đầu vót nhọn để mắc mồi. Ảnh: Huy Thư
Mỗi người đi câu thường có trên dưới 100 cái câu. Làm câu 1 lần, đi câu được mấy năm. Trong quá trình câu, mồi câu sẽ được bổ sung theo đợt hoặc thay mồi rải mỗi lần lấy câu. Mồi câu là giun đất còn tươi sống, khi chuẩn bị xuống ruộng mới mắc mồi vào câu. Mồi lớn, tươi thì câu được thời gian lâu hơn. Ảnh: Huy Thư
Mỗi người đi câu thường có trên dưới 100 cái câu. Làm câu 1 lần, đi câu được mấy năm. Trong quá trình câu, mồi câu sẽ được bổ sung theo đợt hoặc thay mồi rải mỗi lần lấy câu. Mồi câu là giun đất còn tươi sống, khi chuẩn bị xuống ruộng mới mắc mồi vào câu. Mồi lớn, tươi thì câu được thời gian lâu hơn. Ảnh: Huy Thư
Sau khi rải câu, chờ cho cua đến ăn mồi, người câu sẽ đi lấy cua, thường thì cắm xong chiếc câu cuối cùng sẽ quay lại lấy cua ngay, bắt đầu với chiếc câu được cắm đầu tiên. Câu cua kiểu này không có phao chỉ đi lấy chừng. Lúc lấy câu, người câu phải cúi thấp xuống mặt nước, dùng tay chộp lấy đầu câu, cầm luôn cả cua  đang quặp thân câu ăn mồi. Ảnh: Huy Thư
Sau khi rải câu, chờ cho cua đến ăn mồi, người câu sẽ đi lấy cua, thường thì cắm xong chiếc câu cuối cùng sẽ quay lại lấy cua ngay, bắt đầu với chiếc câu được cắm đầu tiên. Câu cua kiểu này không có phao chỉ đợi một khoảng thời gian rồi đi lấy. Lúc lấy câu, người câu phải cúi thấp xuống mặt nước, dùng tay chộp lấy đầu câu, cầm luôn cả con cua lúc đó đang quắp thân câu ăn mồi. Ảnh: Huy Thư
Cả câu và cua cùng được đưa lên mặt nước. Ảnh: Huy Thư
Cả câu và cua cùng được đưa lên mặt nước. Ảnh: Huy Thư
Câu cua thường phải câu ở chỗ ruộng sâu, vì ruộng cạn đã bị người hoặc gia cầm nhặt hết cua. Đi câu cua không ngồi trên bờ như đi câu cá, phải liên tục lội ruộng, hết lấy cua, thay mồi, lại dời câu… Người đi câu luôn phải dầm mình trong nước, quần áo ướt sũng. Ảnh: Huy Thư
Câu cua thường phải câu ở chỗ ruộng sâu, vì ruộng cạn đã bị người hoặc gia cầm nhặt hết cua. Đi câu cua không ngồi trên bờ như đi câu cá, phải liên tục lội ruộng, hết lấy cua, thay mồi, lại dời câu… Người đi câu luôn phải dầm mình trong nước, quần áo ướt sũng. Ảnh: Huy Thư
Cua câu thường là những con to, già được người tiêu dùng và dân buôn ưa thích, vì vậy cua câu cũng bán được giá hơn cua nhủi hay cua móc hang. Ảnh: Huy Thư
Cua câu thường là những con to, già được người tiêu dùng và dân buôn ưa thích, vì vậy cua câu cũng bán được giá hơn cua nhủi hay cua móc hang. Ảnh: Huy Thư
Khi mồi câu hết hoặc lội ruộng thấm mệt, những người câu cua sẽ cuốn gói ra về. Chị Bùi Thị Thủy (45 tuổi) ở xóm 4 Thanh Lương - người có thâm niên gần chục năm trong nghề cho biết: “Mỗi ngày thường chỉ đi câu vào buổi sáng còn buổi chiều nghỉ lấy sức, đi kiếm mồi câu, những ai khỏe mới đi làm được 1 ngày 2 buổi”. Ảnh: Huy Thư
Chị Bùi Thị Thủy (45 tuổi) ở xóm 4 Thanh Lương - người có thâm niên gần chục năm trong nghề cho biết: “Mỗi Ngày thường chỉ đi câu vào buổi sáng, còn buổi chiều nghỉ lấy sức, đi kiếm mồi câu, những ai khỏe mới đi làm được 1 ngày 2 buổi”. Mỗi buổi đi câu, một người kiếm được 5 - 7 kg cua, về bán cho lái buôn trong làng với giá 50 nghìn đồng/kg. Sau mùa lũ, cua sinh sôi nhiều hơn, cũng là điều kiện thuận lợi cho những người câu cua kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Huy Thư


                                                          Huy Thư

tin mới

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

(Baonghean.vn) - Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhiều trẻ em ở huyện Tương Dương đã lâm vào hoàn cảnh mồ côi, có nguy cơ phải nghỉ học. Tuy nhiên, sự thiệt thòi của các em đã được bù đắp bằng tình thương, trách nhiệm của những người đỡ đầu qua Chương trình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương”.

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

(Baonghean.vn) - Đậu vào trường công lập là ước mơ của tất cả học sinh và phụ huynh. Nhưng, cơ hội này không dành cho tất cả các em, nhất là với những vùng chỉ tiêu thấp và số lượng học sinh dự thi đông.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

(Baonghean.vn) - Chiều 7/5, đoàn công tác Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh Nghệ An do đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị và phổ biến ý định diễn tập khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quỳ Châu.

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

(Baonghean.vn) - Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tỉnh Nghệ An đã, đang và sẽ làm hết sức mình để tri ân công lao của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Quế Phong

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 6/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quế Phong.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

(Baonghean.vn) - Sáng 6/5, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024”, với chủ đề “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”.

Bảo hiểm xã hội Nghệ An ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024

Bảo hiểm xã hội Nghệ An ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024

(Baonghean.vn) - Thực hiện Công văn số 1064/BHXH-TT ngày 22/4/2024 của BHXH Việt Nam về việc truyền thông nhân Tháng vận động, triển khai BHXH toàn dân, sáng 6/5, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An tổ chức 'Lễ phát động ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024'.

Điện Biên

Ấn tượng triển lãm 'Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng'

(Baonghean.vn) - Tỉnh Nghệ An vừa phối hợp với Cục Chính trị, Quân khu 4 tổ chức triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng” đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đến tham quan và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người.