Cần nhiều giải pháp trong thực hiện Luật Giao thông đường bộ

(Baonghean) - Tham gia buổi tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cùng Đội CSGT Công an TP Vinh tại Trường THPT Hà Huy Tập (TP. Vinh), chúng tôi nhận thấy bằng hình thức tuyên truyền miệng, kết hợp với hình ảnh được chiếu trên máy quét, CBCS Đội CSGT Công an TP Vinh đã thống kê các vụ việc liên quan đến tai nạn giao thông, đồng thời chỉ ra trong nhiều nguyên nhân có không ít trường hợp liên quan đến học sinh, nhất là học sinh cấp 3. Cùng với đó, thông qua các câu hỏi trắc nghiệm, CBCS Đội CSGT đã truyền tải những quy định về Luật Giao thông đường bộ, văn hóa giao thông và các quy tắc ứng xử khi tham gia giao thông.

Trung tá Hoàng Duy Hà, Đội trưởng Đội CSGT Công an TP Vinh cho biết: Để thực hiện tốt công tác đảm bảo ATGT, kéo giảm tình trạng vi phạm dẫn đến TNGT thì nhất định phải làm tốt công tác tuyên truyền để nhân dân chấp hành nghiêm Luật Giao thông, trong đó đối tượng hướng tới nhiều nhất là học sinh. Thông qua tuyên truyền sẽ giúp các em không những nắm rõ Luật Giao thông, mà còn tự điều chỉnh hành vi khi tham gia giao thông. 

Xử phạt những trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

Trao đổi với chúng tôi, Thượng tá Nguyễn Duy Đông, Phó Trưởng phòng CSGT tỉnh cho biết thêm: Hình thức tuyên truyền chủ yếu là thông qua hoạt động phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, các trường học, cùng các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về ATGT. Tăng cường truyền thông bằng các panô, áp phích, tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về Luật Giao thông cho học sinh các trường học, cho đoàn viên thanh niên các đoàn thể, cơ quan trong toàn tỉnh. Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí tổ chức tuyên truyền bằng các phóng sự, bài viết nhằm giúp người dân hiểu Luật Giao thông và tình hình giao thông trên địa bàn một cách rõ hơn.

Thông qua Tổ tuyên truyền, hàng tháng, hàng quý đều xác định những nội dung trọng tâm, trọng điểm, gắn với nhiệm vụ của đơn vị, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Qua đó chỉ đạo lực lượng CSGT các huyện căn cứ vào nội dung, chương trình đã đề ra, tổ chức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn, đặc biệt là ở các huyện miền núi và đối với các đối tượng là học sinh, sinh viên. Chính làm tốt công tác tuyên truyền mà trong năm 2012, tình hình giao thông trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực, TNGT giảm trên cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. So với năm 2011 giảm 42 vụ, 30 người chết, 4 người bị thương.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy để công tác tuyên truyền ngày càng phát huy hiệu quả, cùng với lực lượng chức năng như CSGT, Thanh tra giao thông, các ban, ngành, các tổ chức đoàn thể cần có sự phối hợp, đổi mới phương pháp tuyên truyền. Với học sinh, Sở GD& ĐT nên đưa vấn đề này vào chương trình giảng dạy nội khoá, hoặc ngoại khoá trong nhà trường. Với cán bộ, công nhân viên cần thường xuyên nhắc nhở, có thể đưa nội dung này vào quy chế của cơ quan... Có như vậy, công tác tuyên truyền về ATGT mới thực sự có kết quả, không mang tính hình thức. Bên cạnh đó, cần xây dựng nhiều hơn nữa các cụm panô áp phích, các biển báo trên các tuyến đường, tại các điểm dân cư cần ghi cụ thể nội dung các quy tắc khi tham gia giao thông, các hành vi vi phạm và mức xử phạt. Điều này không chỉ vừa có tác dụng phổ biến pháp luật mà còn có tác dụng răn đe, tác động trực tiếp đến ý thức chấp hành pháp luật của mọi người khi đang tham gia giao thông.

Cùng với các biện pháp trên là hình thức kỷ luật, xử phạt người vi phạm. Người vi phạm, ngoài việc bị xử phạt, CSGT có thể gửi thông báo về khu dân cư, trường học, cơn quan, đơn vị và yêu cầu các trường, cơ quan, đơn vị đó cũng phải có hình thức kỷ luật thích hợp. Như vậy, không chỉ CSGT mà tất cả các cơ quan, ban, ngành cùng vào cuộc sẽ cải thiện được tình trạng vi phạm Luật Giao thông hiện nay. Bên cạnh đó, kịp thời sửa chữa, bổ sung ngay hệ thống đèn tín hiệu giao thông, biển báo, vạch sơn,… không để tình trạng khi cần đèn tín hiệu giao thông thì mất điện, nút cần đèn tín hiệu giao thông thì không có, nút có thì không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả.

Quảng An

tin mới

Vai trò tổ liên ngành trong giải quyết đơn thư, tranh chấp ở Quỳ Hợp

Vai trò tổ liên ngành trong giải quyết đơn thư, tranh chấp ở Quỳ Hợp

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở ban hành các quy chế phối hợp, tổ công tác liên ngành xử lý, giải quyết các đơn thư, tranh chấp, vụ việc phát sinh trên địa bàn huyện Quỳ Hợp đã được thành lập, đi vào hoạt động. Đây là mô hình đầu tiên được triển khai trên địa bàn tỉnh, bước đầu cho thấy hiệu quả.

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.

Một công chức địa chính xã đầu thú, khai nhận hối lộ

Một công chức địa chính xã đầu thú, khai nhận hối lộ

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, ngày 2/5, Đoàn Thanh Tuấn - Công chức địa chính xã Cửa Dương (TP Phú Quốc) đã đến đầu thú, khai nhận hành vi vi phạm của mình.