Hiểm họa đường ngang

(Baonghean) - Dọc tuyến đường sắt đi qua các xã, phường trên địa bàn Nghệ An có 313 đoạn đường giao cắt giữa đường sắt và đường bộ, trong đó, có 231 đường ngang dân tự mở. Với chiều dài của tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua địa bàn tỉnh 95,5 km, tính bình quân trên địa bàn tỉnh, cứ khoảng 400m - 500m đường sắt thì có một đường ngang dân sinh được mở. Đây là mối nguy hiểm khi ý thức tham gia giao thông của nguời dân chưa cao.
Đường ngang dân sinh tại địa phận xã Nghi Long (huyện Nghi Lộc ) không có barie chắn, chốt gác.
Đường ngang dân sinh tại địa phận xã Nghi Long (huyện Nghi Lộc ) không có barie chắn, chốt gác.
Từ đầu năm đến nay, chỉ tính riêng tại các đường ngang dân sinh trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 16 vụ tai nạn đường sắt, cướp đi sinh mạng 8 người, làm bị thương 11 người. Tình trạng ô tô chở hàng, vật liệu... mất lái, vượt, lấn đường lật, đè lên đường sắt cũng thường xảy ra. Nguyên nhân các vụ tai nạn trên là do người điều khiển phương tiện đường bộ không quan sát khi băng qua đường sắt. 
Đường vào xã Nghi Long (Nghi Lộc) ở Km 305+888 được xem là “điểm đen” về tai nạn đường sắt. Hàng ngày có đến hàng trăm lượt người qua lại, nhất là trong các giờ cao điểm, lượng người dân và học sinh lưu thông rất đông. Thế nhưng tại điểm giao cắt này không có chuông báo mỗi khi tàu qua lại, không có barie chắn cũng như người gác tàu… Theo ông Nguyễn Quốc Trưng - Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Long: “Thời điểm năm 2009 trở về trước, xã có thuê người tại địa phương trực bảo vệ tại đoạn giao cắt này. Nhưng từ năm 2010, xã không có kinh phí để thuê người chắn gác, từ đó đến nay đã xảy ra hơn 10 vụ tai nạn giao thông đường sắt, có 6 người tử vong và 5 người bị thương; bị hư hỏng 2 xe ô tô, 9 xe máy. Trước tình trạng tai nạn đường sắt liên tiếp xảy ra, xã gửi công văn đề xuất lên các cấp, ngành có thẩm quyền cho lắp barie trên đường bộ để chặn người và phương tiện khi có tàu đi qua, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Các vụ tai nạn xảy ra chủ yếu xảy ra với người nơi khác đến địa phương, do tại đây sát với đường Quốc lộ 1A, người tham gia giao thông thường chỉ quan sát các phương tiện đường bộ chứ không chú ý đến tàu hỏa. Còn bà con trong vùng thường đi qua vị trí đường ngang thuộc khu vực Bắc làng Vĩnh Long, chỗ này đường sắt nằm cách xa đường Quốc lộ dễ quan sát hơn...”.
Thống kê của Công ty TNHH MTV Quản lý đường sắt Nghệ Tĩnh, trên địa bàn tỉnh Nghệ An tuyến đường sắt Thống nhất Bắc - Nam dài 95,5km. Dọc tuyến có 82 đường ngang hợp pháp (trong đó, 30 đường ngang có người gác, 8 đường ngang phòng vệ bằng cảnh báo tự động, 44 đường ngang phòng vệ bằng biển báo). Đáng lo ngại là bên cạnh đó có 231 đường giao cắt dân sinh, trong đó, chỉ có 36 đường có cắm biển báo chú ý tàu hỏa, 24 đường cắm biển cấm ô tô. Hầu hết các vị trí đường ngang tầm nhìn an toàn cho người lái tàu và cả những người tham gia giao thông đường bộ không đảm bảo; các mớp đường sắt cao, gồ ghề nguy hiểm. Những huyện có đường giao cắt nhiều gồm: Quỳnh Lưu có 11 đường ngang dân sinh tự phát, Diễn Châu có 46 đường, Nghi Lộc có 15 đường, Hưng Nguyên có 11 đường…
Dọc trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, nơi có điểm giao nhau với đường sắt đã cắm biển báo kéo còi, báo hiệu giao nhau giữa đường bộ với đường sắt đầy đủ. Còn các tuyến đường liên thôn, liên xã hệ thống biển báo thiếu và hỏng do hàng năm không được bổ sung sửa chữa; vạch dừng tại các đường ngang thiếu, mờ hỏng; tầm nhìn cho người tham gia giao thông đường bộ và đường sắt bị che khuất. Việc tồn tại nhiều đường ngang dân sinh với mật độ khá dày đặc trên địa bàn tỉnh ảnh hưởng nhiều đến hành lang an toàn giao thông đường sắt cũng như việc việc đảm bảo thời gian tàu lưu hành. Theo ông Kiều Đình Đông - Phó phòng kỹ thuật (phụ trách ATGT) Công ty TNHH MTV Quản lý đường sắt Nghệ Tĩnh, các năm qua, đơn vị đã làm việc với chính quyền địa phương các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, TP.Vinh và Hưng Nguyên với nhiều văn bản cam kết không tự ý mở đường ngang trái phép, không di chuyển, xê dịch biển báo để đảm bảo ATGT đường sắt theo luật.
Thế nhưng hiện tượng trồng cây, lấn chiếm hành lang và xây nhà dọc theo đó vẫn diễn ra. Về nguyên tắc, đường ngang dân sinh là bất hợp pháp, không được ngành Đường sắt công nhận. Do vậy, đường ngang dân sinh không có các điều kiện bảo đảm an toàn, mà người dân tự điều chỉnh khi đi qua đây. Ở những nơi đường sắt chạy song song với đường bộ, qua các khu dân cư tập trung có rất nhiều đường ngang dân sinh nguy hiểm từng xảy ra nhiều tai nạn chết người, ngành Đường sắt đã phối hợp với địa phương rào chắn lại, nhưng ngay khi lực lượng đi khỏi thì người dân khôi phục lại như cũ. Nguy hiểm hơn, trên Quốc lộ 1A khi mật độ phương tiện giao thông cao, người dân còn thường xuyên dừng chờ trên đường ngang giao cắt với đường sắt.
Để khắc phục những bất cập về hạ tầng nói trên, vừa qua, Sở GTVT, Ban An toàn giao thông tỉnh và Công ty TNHH MTV quản lý Đường sắt Nghệ Tĩnh đã tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa. Qua đó, đưa ra một số biện pháp, như: Giao cho các huyện, thành, thị có đường sắt đi qua tổ chức giải tỏa tầm nhìn cho cả hai phía đường bộ và đường sắt; Đề nghị Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam nâng cấp từ đường ngang hợp pháp chưa có gác lên đường ngang có gác (hàng rào, chốt gác) tại các vị trí nguy hiểm, có đông người qua lại, thường xảy ra tai nạn giao thông; kẻ sơn gờ giảm tốc và vạch dừng trên phần đường bộ; thay thế các biển báo hiệu đường bộ đã cũ, lắp đặt bổ sung đầy đủ biển báo còn thiếu. Đối với đường ngang dân sinh, tổ chức rải đá dăm để tạo lối đi êm thuận khi qua đường sắt; xây dựng đường gom; lắp đặt hàng rào, chốt gác tại các điểm giao cắt đường có mật độ giao thông cao.... Tuy nhiên, xử lý những bất cập về hạ tầng nói trên vẫn khó thực hiện vì thiếu nguồn vốn đầu tư. Do đó, các cơ quan chức năng liên quan cần tập trung, phân loại các điểm giao cắt có nguy cơ cao để đầu tư trước… 
Sự vào cuộc của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương sẽ phải chờ có lộ trình nhưng một vấn đề mẫu chốt được xem là giải pháp trước mắt cũng như lâu dài chính là ý thức chấp hành các quy định đảm bảo ATGT của người dân khi đi qua những nơi có giao cắt giữa đường bộ với đường sắt. 
Ngọc Anh

tin mới

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.

Một công chức địa chính xã đầu thú, khai nhận hối lộ

Một công chức địa chính xã đầu thú, khai nhận hối lộ

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, ngày 2/5, Đoàn Thanh Tuấn - Công chức địa chính xã Cửa Dương (TP Phú Quốc) đã đến đầu thú, khai nhận hành vi vi phạm của mình.

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) -Sau khi được tòa án tuyên thắng kiện, lấy lại được ruộng thì chỉ không lâu sau, trên thửa ruộng đó xuất hiện nhiều chông sắt bị kẻ xấu cắm. Khi mà cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được thủ phạm, thì trong quá trình canh tác, ruộng lúa này lại nghi bị phá hoại một lần nữa.

Sẽ quản lý chặt, xử lý nghiêm hơn nữa việc chê khách, ghép khách và thu thêm phí của phương tiện đón, trả khách trong sân bay Vinh!

Sẽ quản lý chặt, xử lý nghiêm hơn nữa việc chê khách, ghép khách và thu thêm phí của phương tiện đón, trả khách trong sân bay Vinh!

(Baonghean.vn) - Trên nhiều trang mạng xã hội đã có những phàn nàn về lái xe taxi ở sân bay Vinh có tình trạng chê khách chặng ngắn, ghép khách và thu thêm tiền vào cổng… Điều này đòi hỏi cơ quan chức năng cần phải tăng cường giám sát chặt chẽ, tránh gây nên tình trạng lộn xộn.

Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản là gì ?

Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản là gì ?

(Baonghean.vn) - Em tôi bị phát hiện sử dụng các công cụ, phương tiện gồm ắc quy, bộ kích điện, lưới đánh cá đấu nối với nhau bằng dây điện để khai thác tận diệt thủy sản. Vậy tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản có thể bị phạt gì ?

Ký ức về chiến dịch K10 trên mảnh đất Tân Kỳ

Ký ức về chiến dịch K10 trên mảnh đất Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, người dân các huyện phía Bắc vĩ tuyến 17 đã phải chịu đựng rất nhiều thương đau. Đến nỗi, họ đã phải rời quê hương lên đường đi sơ tán. Đó là một hành trình gian nan nhưng rất nặng nghĩa tình. 

Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên Công ty Điện lực để lừa đảo khách hàng

Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên Công ty Điện lực để lừa đảo khách hàng

(Baonghean.vn) - Trung tâm Chăm sóc khách hàng – Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) nhận được phản ánh của một số khách hàng về việc có người tự nhận là nhân viên của Tổng công ty Điện lực gọi đến khách hàng với mục đích làm ảnh hưởng đến uy tín ngành Điện hoặc có hành vi lừa đảo.

Chuyện về nữ Trưởng Công an xã được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân khi mới 25 tuổi

Chuyện về nữ Trưởng Công an xã được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân khi mới 25 tuổi

(Baonghean.vn) - Trong thời hoa lửa của chiến tranh vẫn đẹp mãi câu chuyện về một người phụ nữ sẵn sàng hy sinh tuổi thanh xuân để góp phần cho đất nước độc lập, thống nhất. Đó là bà Nguyễn Thị Minh Châu, nữ Trưởng Công an xã được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân khi mới tròn 25 tuổi.