Động thái mới trên bán đảo Triều Tiên

(Baonghean) - Những kỳ vọng về tương lai quan hệ giữa hai miền Triều Tiên đang có nhiều dấu hiệu tích cực trong những ngày đầu năm 2015. Đáp lại thông điệp đầu năm mới về việc tổ chức cuộc đàm phán “cấp cao nhất” với Hàn Quốc của nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un, ngày hôm qua, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye cho biết, bà sẵn sàng tổ chức gặp thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mà không cần phải có điều kiện tiên quyết. Liệu những động thái này có mở ra tín hiệu mới trong quan hệ giữa hai miền Triều Tiên hay không thì chưa thể sớm khẳng định. 

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye phát biểu tại Nhà Xanh nhân dịp năm mới.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye phát biểu tại Nhà Xanh nhân dịp năm mới.

Trong buổi họp báo nhân dịp năm mới tổ chức tại Phủ Tổng thống ở Seoul, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye tuyên bố sẵn sàng tổ chức cuộc họp cấp cao với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nếu động thái này góp phần thúc đẩy mối quan hệ liên Triều. Bà Park cũng cho biết, không có điều kiện tiên quyết nào cho cuộc gặp này, nhưng phía Triều Tiên cần có thái độ cởi mở và chân thành đối với việc giải quyết các vấn đề còn tồn đọng thông qua đối thoại. Bên cạnh đó, Tổng thống Hàn Quốc cũng nhấn mạnh, nếu không hướng tới việc thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên thì hai bên sẽ không thể bàn về việc hòa bình thống nhất đất nước và vấn đề này cần được giải quyết thông qua các kênh đối thoại liên Triều hoặc đa phương. Bà Park Geun-Hye cho rằng, hai bên cần sớm nối lại các cuộc đoàn tụ các gia đình bị ly tán trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), đồng thời đề nghị phía Triều Tiên có thái độ cởi mở khi bàn về việc tổ chức sự kiện đoàn tụ gia đình nhân dịp Tết cổ truyền sắp tới.

Ngay sau thông điệp đầu năm mới mà cả hai nhà lãnh đạo cùng đưa ra cách đây không lâu, có thể nói, tuyên bố mới nhất đầy tính xây dựng của nhà lãnh đạo Hàn Quốc đang thắp lên nhiều hy vọng trong việc cải thiện mối quan hệ giữa hai miền. Trên thực tế, tín hiệu tích cực trong mối quan hệ giữa hai miền đã được nhen nhóm từ những ngày cuối năm. Cuối tháng 12 vừa qua, Hàn Quốc cũng đã chủ động đề xuất tổ chức đối thoại cấp cao với Bình Nhưỡng vào tháng 1 này và tổ chức thêm cuộc đoàn tụ các gia đình bị ly tán do chiến tranh Triều Tiên trước Tết Âm lịch vào tháng 2 tới. Cùng với đó, Hàn Quốc cũng thông báo sẽ cung cấp cho Triều Tiên khoản viện trợ trị giá 620.000 USD thông qua Ủy ban Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp quốc ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương. 
Với những gì đang diễn ra, không khó để lý giải về những kỳ vọng của dư luận trong việc cải thiện mối quan hệ liên Triều. Nhiều chuyên gia phân tích cũng đã tỏ ra tin tưởng vào những nỗ lực của hai bên khi cho rằng, năm 2015 sẽ là thời điểm thích hợp nhất để hai miền hàn gắn quan hệ. Tiến sỹ Jang Yong-seok thuộc Viện nghiên cứu hòa bình thống nhất, Đại học quốc gia Seoul cho rằng, việc cải thiện quan hệ liên Triều là một trong những chương trình nghị sự quan trọng nhất của năm 2015. Hơn nữa, đây cũng là một vấn đề mang tính chính trị, bởi năm 2015 là năm thứ 3 của nhiệm kỳ Tổng thống của bà Park Geun-Hye, nếu tình hình quan hệ hai miền không có tiến triển thì áp lực đối với đương kim Tổng thống sẽ càng lớn. Thêm một lý do nữa đó là, năm 2015 là một năm đặc biệt, mang ý nghĩa lịch sử quan trọng, đánh dấu 70 năm ngày giải phóng bán đảo Hàn Quốc khỏi ách đô hộ của Nhật. 
Còn về phía Triều Tiên, Viện nghiên cứu phương Đông tại Đại học Kyungnam của Triều Tiên mới đây cũng cho biết, chính quyền CHDCND Triều Tiên có thể sẽ công bố một chính sách mới về tầm nhìn đối với các vấn đề kinh tế và chính trị trong bối cảnh nước này đang đẩy mạnh các nỗ lực mở ra một kỷ nguyên mới dưới thời của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Trong đó, một trong những chính sách đối ngoại trong kỷ nguyên Kim Jong-un có thể bao gồm các nỗ lực hàn gắn quan hệ với các nước láng giềng. 
Mặc dù những động thái giữa hai miền Triều Tiên được xem là “luồng gió mới” giải tỏa những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, song với hai quốc gia vốn tồn tại quá nhiều bất đồng như Hàn Quốc và Triều Tiên, khó ai đưa ra được dự đoán chính xác cho lộ trình của một “trang sử mới” giữa hai miền vào năm nay. Đã không ít lần, các cuộc đàm phán giữa hai miền đã thất bại chỉ vì những lý do hết sức đơn giản khi tưởng chừng đã đến đích. Nguyên nhân muôn thuở là yếu tố lòng tin. Chính vì vậy, bên cạnh kỳ vọng vào việc cải thiện mối quan hệ này, giới phân tích cho rằng, ngoài việc cải thiện quan hệ kinh tế, điều quan trọng nhất là hai nước phải rút ngắn được khoảng cách về lập trường, lòng tin. Nếu không xây dựng lòng tin thì cả Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ khó có thể cải thiện được tình trạng như hiện nay.
Thanh Hiền

tin mới

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.