Làng nuôi quân

(Baonghean) - Trong khói lửa chiến tranh, người dân làng Xuân Tín, xã Nghi Đức (lúc đó thuộc huyện Nghi Lộc) đã không quản ngại gian lao, vất vả để chở che, bao bọc cho nhiều thế hệ bộ đội ăn ở, sinh hoạt trong nhà mình. Ngày nay, truyền thống “nuôi quân” tiếp tục được phát huy, ngôi làng ven Thành phố Vinh này trở thành điểm đến của những thế hệ chiến sĩ tham gia các lớp đào tạo, huấn luyện thực địa kết hợp với dân vận.
Các chiến sỹ, học viên trò chuyện cùng người dân làng Xuân Tín.
Các chiến sỹ, học viên trò chuyện cùng người dân làng Xuân Tín.
Từ đường Đức – Thiết, chúng tôi rẽ về làng Xuân Tín, xã Nghi Đức, Thành phố Vinh vào một buổi trưa tháng 8. Trời nắng chang chang, những mảnh rừng bạch đàn nằm xen với các cánh đồng bạc phếch vì nắng gió. Bất chợt, từ trong các khoảng rừng bạch đàn xuất hiện từng tốp bộ đội mang theo các dụng cụ như bia mục tiêu, kính ngắm, máy thông tin đi ra, rồi bước vào nhà của một số người dân trong xóm. Hỏi ra mới biết, đây là những học viên của Khóa đào tạo Cán bộ Chỉ huy trưởng xã, phường, thị trấn đang học thực địa, giã ngoại kết hợp với dân vận.  Đây là khóa đào tạo thứ 3 được Trường Quân sự tỉnh tổ chức học thực địa tại xóm Xuân Tín. Học viên được biên chế thành đại đội, phân về các gia đình trong xóm cùng ăn, ở, sinh hoạt với người dân trong vòng 2 tháng, kết hợp với học tập nghiệp vụ ngoài thực địa.  
Đon đả chào đón những học viên trở về nhà sau buổi học giữa trời nắng, cụ Trần Thị Tam, 84 tuổi trìu mến hỏi thăm bằng những lời chân tình, mộc mạc: “Trời nắng như ri có mệt lắm không con?”, “rửa ráy rồi vào nhà ta ăn cơm”,…  Cụ Tam là người dân vùng 9 Nam của huyện Nam Đàn, về làm dâu làng Xuân Tín khi mới 16 tuổi, lúc Cách mạng Tháng 8 vừa thành công. Bố chồng và chồng của cụ đều theo cách mạng, hoạt động ở nhiều địa bàn khác nhau. Khi về làm dâu ở làng Xuân Tín, cụ Tam đã thấy trong gia đình mình có nhiều cán bộ cách mạng qua lại thường xuyên. Sau này, khi đất nước bước vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, làng Xuân Tín là địa điểm tập kết bộ đội, nơi người dân bao bọc, che chở để các chiến sĩ huấn luyện chiến đấu trước khi ra chiến trường. “Những năm đó, cả làng đói khổ, nhưng khi nghe cán bộ thông báo về kế hoạch học tập của bộ đội, ai cũng xung phong nhường nhà của mình cho bộ đội ở. Những đêm sáng trăng, các anh bộ đội quây quần giữa bãi đất trống cùng múa hát, giao lưu văn nghệ với thanh niên trong làng. Vui lắm”, cụ Tam nhớ như in cảm xúc của những ngày còn trẻ, khi từng tốp bộ đội đến làng Xuân Tín tập luyện trước khi ra chiến trường. Là địa phương có truyền thống nuôi quân từ thời chiến tranh, nên Xuân Tín được lựa chọn là địa điểm học tập của các lớp huấn luyện. Từ đầu năm đến nay, có 3 tốp bộ đội được gia đình cụ Tam bố trí ăn ở, sinh hoạt trong nhà. Đặc biệt, nhà cụ cũng là địa điểm mà chỉ huy lớp huấn luyện mượn làm đại bản doanh, nơi bố trí bếp ăn tập thể, cũng như các sinh hoạt khác cho bộ đội. “Bộ đội thời nào cũng rất tốt, chất phác, thật thà, lo lắng luyện tập và có quan hệ rất tốt với dân. Gia đình tôi đều coi họ như con, cháu, anh, em trong nhà. Trước đây, chúng tôi đón tiếp bộ đội trong gian khó, phải dùng bếp Hoàng Cầm, đào hầm, hào công sự để giữ bí mật. Ngày nay, điều kiện kinh tế khá hơn, nhưng tinh thần và cảm xúc của người dân mỗi khi bộ đội về làng vẫn sục sôi như ngày xưa. Chỉ mong các con, các cháu huấn luyện thật tốt để hoàn thành nhiệm vụ được giao, xứng đáng là những anh Bộ đội Cụ Hồ”, cụ Tam tâm sự. 
Ở cách nhà cụ Tam không xa, hộ ông Bạch Tiến Cừ, năm nay 78 tuổi, cũng dành toàn bộ phần tầng 2 của ngôi nhà để 12 học viên của khóa đào tạo ở. Ông Cừ cho biết, thời chiến tranh gian khổ, người dân trong làng còn bao bọc bộ đội thì không có lí do gì mà các con, cháu của cụ lại từ chối việc bộ đội về làng ăn ở, học tập. Người dân chúng tôi có thể nhà cửa chưa được khang trang, đang còn chật hẹp, nhưng luôn rộng lòng. Hiện nay, 52 học viên của Khóa đào tạo Chỉ huy trưởng Quân sự xã, phường, thị trấn đang được bố trí ở xen kẽ tại các nhà dân. Hộ nào nhà chật thì bố trí khoảng 3 học viên, gia đình có điều kiện, phòng ở rộng rãi thì bố trí đến 11, 12 người. Anh Phạm Hồng Quang, xóm Xuân Tín, hiện đang có 12 chiến sĩ ở trong nhà cho biết: “Tất cả vì sự nghiệp chung, người dân chúng tôi luôn sẵn sàng”. Cách đây ít tháng, gia đình anh Quang cũng trở thành nơi ăn, ở, sinh hoạt của các học viên các khóa 2. Trước đó vài năm, các chiến sỹ khóa 1 cũng từng ở trong nhà của anh Quang, khi đó đang là căn nhà lụp xụp.
Anh Võ Chí Công, Phó Chỉ huy trưởng Quân sự xã Công Thành, huyện Yên Thành tâm sự: “Khi tham gia lớp đào tạo, nhiều người đều nghĩ sẽ gặp khó khăn về chỗ ăn, ở khi đi giã ngoại, nhưng tình cảm, tấm lòng và sự chân thành của người dân xóm Xuân Tín đã khiến các chiến sỹ yên tâm học tập, huấn luyện”. “Với những gia đình bình thường, việc người lạ ở vài ngày trong nhà đã là chuyện hiếm, bởi sẽ khiến cuộc sống bị đảo lộn, thế nhưng, người dân trong xóm không ngần ngại mời cán bộ về nhà mình ở cả tháng trời. Chỉ có tình quân dân mới làm được như vậy” - anh Công tâm sự. Cùng chung tâm trạng của anh Công, Thiếu tá Lương Văn Quyết, Chính trị viên phó, Đại đội học viên, Trường Quân sự tỉnh cho rằng, hiếm có nơi nào người dân yêu quý bộ đội như ở làng Xuân Tín. Mỗi khi có lớp huấn luyện mới về, mọi người đều tạo điều kiện để bộ đội ăn, ở, sinh hoạt. Nhiều gia đình đã nhường phòng rộng rãi cho học viên ngủ, nghỉ cả tháng trời, trong khi gia đình phải ở ghép. Mùa hè nóng nực, chật chội, điện lưới ở vùng Nghi Đức lại thuộc diện cuối nguồn, phập phù, nhưng nhiều gia đình vẫn sẵn sàng nhường những chiếc quạt điện tốt nhất trong nhà cho bộ đội.
Thiếu tá Lê Văn Trung, Đại đội trưởng Đại đội học viên – Trường Quân sự tỉnh cho rằng, Xuân Tín là một làng khá đặc biệt, ở đây có đầy đủ các loại địa hình phù hợp cho việc huấn luyện thực địa, giã ngoại. Không những vậy, điều kiện an ninh, trật tự trong xóm rất tốt và quan trọng nhất là người dân Xuân Tín có truyền thống nuôi quân từ thời đất nước đang còn chiến tranh. Nói về phong trào nuôi quân của làng, cựu chiến binh Hoàng Đức Long, Xóm trưởng xóm Xuân Tín cho biết, làng có 94 hộ dân, chủ yếu làm nghề nông kết hợp với chăn nuôi bò thịt và buôn bán rau ở chợ. Dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng tấm lòng của người dân lại luôn rộng mở. Hàng năm, làng đều trở thành địa chỉ tin cậy để tổ chức các hoạt động như diễn tập thực binh, huấn luyện giã ngoại kết hợp với học tập dân vận.
Chia tay làng Xuân Tín trong tiết trời nóng bức, khi các học viên của lớp huấn luyện bắt đầu một buổi diễn tập ngoài trời, chúng tôi thầm cảm ơn những người dân chất phác, nồng hậu. Chính họ đã và đang viết tiếp những trang sử đẹp về tình quân dân cá - nước. Dù trong hoàn cảnh nào, người dân Xuân Tín vẫn một lòng, một dạ theo Đảng, theo Bác Hồ, sẵn sàng chào đón các anh bộ đội về làng học tập, huấn luyện.
Nguyên Khoa

tin mới

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

(Baonghean.vn) - Chiều 7/5, đoàn công tác Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh Nghệ An do đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị và phổ biến ý định diễn tập khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quỳ Châu.

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

(Baonghean.vn) - Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tỉnh Nghệ An đã, đang và sẽ làm hết sức mình để tri ân công lao của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Quế Phong

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 6/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quế Phong.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

(Baonghean.vn) - Sáng 6/5, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024”, với chủ đề “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”.

Bảo hiểm xã hội Nghệ An ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024

Bảo hiểm xã hội Nghệ An ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024

(Baonghean.vn) - Thực hiện Công văn số 1064/BHXH-TT ngày 22/4/2024 của BHXH Việt Nam về việc truyền thông nhân Tháng vận động, triển khai BHXH toàn dân, sáng 6/5, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An tổ chức 'Lễ phát động ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024'.

Điện Biên

Ấn tượng triển lãm 'Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng'

(Baonghean.vn) - Tỉnh Nghệ An vừa phối hợp với Cục Chính trị, Quân khu 4 tổ chức triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng” đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đến tham quan và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người.

Tặng học bổng, thiết bị học tập cho học sinh vùng khó khăn huyện Quế Phong

Tặng học bổng, thiết bị học tập cho học sinh vùng khó khăn huyện Quế Phong

(Baonghean.vn) - Hưởng ứng "Tháng hành động vì trẻ em" năm 2024, sáng 5/5, Đoàn Thanh niên Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính phối hợp với Đoàn Thanh niên Sở Tài chính và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình tặng quà cho các trường học vùng khó khăn huyện Quế Phong.

Bộ đội Biên phòng Nghệ An hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy

Bộ đội Biên phòng Nghệ An hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy

(Baonghean.vn) - Đêm 3/5 rạng sáng 4/5, tại địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn đã xảy ra lốc xoáy gây ảnh hưởng đến tài sản của các hộ dân, các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã khẩn trương phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương và các lực lượng giúp dân khắc phục hậu quả.

Sáp nhập thị trấn Diễn Châu và xã Diễn Thành: Niềm tự hào một danh xưng

Quê hương không chỉ là tên gọi...

(Baonghean.vn) - Về thăm thị trấn Diễn Châu vào thời điểm những người dân ở đây đang băn khoăn trước đề án sáp nhập, có thể thấy được được tình yêu, niềm tự hào của họ với những giá trị hữu hình của quê hương.

Mở ra cơ hội việc làm ‘khủng’ cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh

Mở ra cơ hội việc làm 'khủng' cho lao động Nghệ An - Hà Tĩnh, tại các khu công nghiệp trên cả nước

(Baonghean.vn) - Vừa qua, Công ty Vinayuuki và Công ty cổ phần Dịch vụ 3 Sao ký kết hợp tác độc quyền cung ứng lao động cho các khu công nghiệp, giai đoạn 2024-2030, mở ra cơ hội việc làm "khủng" tại các khu công nghiệp trên phạm vi miền Trung và miền Bắc, cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh.

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954/ - 7/5/2024), ngày 3/5, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Đông - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh.

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.