Mỹ tận dụng Hội nghị Cấp cao APEC để cải thiện quan hệ với Trung Quốc

Lan Hạ (Theo TASS, Reuters)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

​(Baonghean.vn)- Giới phân tích nhận định Mỹ có thể sẽ cố gắng xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc tại Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2023 diễn ra ở San Francisco (Mỹ).

Giới phân tích cho hay, Nga có thể tận dụng hội nghị này để nêu bật khả năng phục hồi của nền kinh tế. Dmitry Suslov - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu toàn diện châu Âu và quốc tế tại Trường Kinh tế Cao cấp thuộc Đại học Nghiên cứu quốc gia Nga cho rằng, sự kiện ở San Francisco sẽ không thay đổi bất cứ điều gì trong mối quan hệ Nga-Mỹ.

"Vấn đề liên quan đến Nga không phải là một trong những chủ đề chính của hội nghị cấp cao lần này. Vấn đề chính là Mỹ và Trung Quốc. Mỹ là chủ nhà của hội nghị năm nay và chúng tôi nhận ra rằng, họ là đối thủ chiến lược chính của chúng tôi, đang phát động một cuộc chiến tranh hỗn hợp chống lại chúng tôi. Tôi nghĩ rằng, Hội nghị Cấp cao APEC sẽ không thay đổi bất cứ điều gì đối với Nga", nhà phân tích nói.

anh 1.jpg
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AP

Suslov cho biết, điểm nổi bật của Hội nghị Cấp cao APEC sẽ là cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung. Ông cho biết, mục đích của cuộc gặp này là nhằm chấm dứt tình trạng leo thang đối đầu giữa hai nước, đây là điều mà cả hai bên đều quan tâm.

“Ngay cả khi cả hai bên đều nhận ra rằng, việc leo thang đối đầu hơn nữa là không thể tránh khỏi, thì hiện tại, không bên nào quan tâm đến việc đẩy mạnh cuộc đối đầu này, vì Mỹ sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào năm tới và mọi thứ sẽ trở nên bận rộn. Bên cạnh đó, nền kinh tế của cả Mỹ và Trung Quốc đều không vận hành quá tốt. Như vậy, cả Trung Quốc và Mỹ đều không quan tâm đến việc leo thang đối đầu", nhà phân tích nêu rõ.

Suslov nhấn mạnh rằng, việc Nga cử đại diện tham dự hội nghị là thỏa đáng. Ông nói: “Mỹ tuyên bố nước này sẽ tuân theo các lệnh trừng phạt. Điều này loại trừ sự tham gia của tổng thống, bộ trưởng ngoại giao, thủ tướng. Đây là thực tế hiện nay”.

Nước Nga kiên cường

​Trong khi đó, Alexey Maslov - Giám đốc Viện Các nước châu Á và châu Phi tại Đại học quốc gia Moskva, đánh giá mức độ đại diện của Nga tại hội nghị cấp cao sẽ không ngăn cản nước này thúc đẩy chương trình nghị sự của mình. "Nói một cách chính xác, APEC luôn là diễn đàn để thảo luận chứ không phải là nơi đưa ra quyết định. Trong thời gian gần đây, APEC, với tư cách là một diễn đàn tập hợp những người muốn trao đổi với nhau, tạo ra một nền tảng thuận tiện. Vì vậy, việc thiếu sự đại diện đầy đủ cũng sẽ không làm tình hình ở Nga trở nên tồi tệ hơn theo bất kỳ cách nào" - nhà phân tích chia sẻ.

​Ông Maslov nói thêm: "Điều quan trọng nhất đối với Nga là thể hiện vị thế của mình hiện tại kiên cường như thế nào. Moskva sẽ tận dụng sự kiện này để chứng tỏ các mục tiêu phát triển bền vững trong vài năm tới và để truyền đạt rằng, nền kinh tế Nga hoàn toàn không có vấn đề... Nhiệm vụ của Nga là chứng minh rằng, một số vấn đề nảy sinh hiện nay không dẫn đến sự sụp đổ của các nền kinh tế riêng lẻ mà dẫn đến việc tạo ra các đồng minh kinh tế và mô hình quan hệ mới, chẳng hạn như Nga-Trung hay Nga-châu Á".

Nhà phân tích dự đoán Washington sẽ tiếp tục thúc đẩy chương trình nghị sự chống Trung Quốc tại Hội nghị Cấp cao APEC, nhưng một trong những câu hỏi chính là Mỹ có thể chỉ trích Trung Quốc gay gắt đến mức nào.

"Các biện pháp trừng phạt chống Trung Quốc gần đây đã tác động khá đau đớn đến nước này, nhưng đã thúc đẩy sự chuyển đổi nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao. Vì vậy, về mặt này, không có quá nhiều lựa chọn để Mỹ tiếp tục gây áp lực kinh tế lên Trung Quốc. Bắc Kinh giờ đây sẽ khá cứng rắn trong việc bảo vệ các quyết định của mình xét từ góc độ phát triển kinh tế", Maslov nói.

​Mục tiêu cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 14/11 tuyên bố mục tiêu của ông trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là nối lại liên lạc bình thường giữa hai siêu cường, bao gồm cả các liên hệ giữa quân đội với quân đội. Trả lời báo giới sau bài phát biểu về biến đổi khí hậu tại Nhà Trắng, Tổng thống Biden cho biết, ông đang cố gắng thay đổi mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc theo hướng tốt đẹp hơn sau một thời gian quan hệ căng thẳng.

Khi được hỏi làm thế nào để đo lường sự thành công trong cuộc hội đàm thượng đỉnh rất được mong đợi với Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng thống Biden nêu rõ: "Để trở lại nhịp sống bình thường, trao đổi thư từ và có thể nhấc điện thoại và nói chuyện với nhau khi gặp khủng hoảng, đồng thời, có thể đảm bảo rằng, quân đội của chúng ta vẫn liên lạc với nhau".

Ông Biden tuyên bố sẽ có lợi cho tất cả nếu người dân bình thường ở Trung Quốc có một công việc được trả lương khá. Ông nói: “Nhưng tôi sẽ không tiếp tục duy trì sự ủng hộ cho quan điểm rằng, để đầu tư vào Trung Quốc, chúng ta phải chuyển giao tất cả bí mật thương mại của mình”.

Lãnh đạo Mỹ-Trung sẽ gặp nhau vào thứ Tư (14/11) theo giờ địa phương tại San Francisco. Đây sẽ là cuộc gặp trực tiếp thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi ông Biden nhậm chức vào tháng 1/2021./.

tin mới

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.