Nga- Thổ: Hành trình 'bạn - thù - bạn'

(Baonghean.vn)- Ngày 9/8 tại thành phố Saint Petersburg, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã có cuộc hội đàm.

Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi Ankara bắn rơi một máy bay ném bom của Mátxcơva hồi tháng 11/2015, gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng giữa hai bên.

Máy bay ném bom Nga bị bắn hạ

Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một máy bay ném bom Su-24 của Nga tại khu vực biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 24/11/2015.

Một phi công đã bị các tay súng nổi dậy bắn chết khi anh nhảy dù xuống lãnh thổ Syria. Một binh sĩ Nga thiệt mạng trong chiến dịch giải cứu viên phi công thứ hai của máy bay Su-24 trên.

Máy bay Nga bốc cháy trước khi đâm xuống một quả đồi sau khi bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ ngày 24/11/2015. Ảnh: AP
Máy bay Nga bốc cháy trước khi đâm xuống một quả đồi sau khi bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ ngày 24/11/2015. Ảnh: AP

Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia thành viên NATO, khẳng định máy bay Su-24 nói trên là một trong hai chiếc máy bay đã xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 17 giây, bất chấp những lời cảnh báo liên tục.

Trong khi đó, Moskva giữ nguyên lập trường rằng máy bay của nước này không đi qua biên giới Syria, và Tổng thống Putin gọi vụ việc trên là “một cú đâm sau lưng” bởi “những kẻ tòng phạm của khủng bố.”

Nga trả đũa

Mátxcơva đã trả đũa Ankara bằng việc thông báo một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Ankara vào ngày 28/11, bao gồm việc cấm nhập khẩu một số sản phẩm lương thực của Thổ Nhĩ Kỳ, và ngừng các đợt khuyến mại nghỉ hè và các chuyến bay trọn gói tới quốc gia này.

Các biện pháp trả đũa của Nga nhằm vào ngành du lịch, nông nghiệp và xây dựng của Thổ Nhĩ Kỳ, đẩy kim ngạch thương mại giữa hai nước xuống mức thấp kỷ lục.

Cuộc thảo luận về dự án đường ống dẫn khí mang tên “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” cũng bị ngưng trệ và dự án xây dựng nhà máy hạt nhân của Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ bị rơi vào “ngờ vực”.

Cuộc chiến ngôn ngữ

Quan hệ Nga- Thổ rơi vào căng thẳng nghiêm trọng kể từ tháng 11 năm ngoái. Ảnh: AP
Quan hệ Nga- Thổ rơi vào căng thẳng nghiêm trọng kể từ tháng 11 năm ngoái. Ảnh: AP

Cuộc chiến ngôn ngữ giữa hai nhà lãnh đạo cứng rắn của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Putin và Erdogan, đã đạt đến cao trào khi phía Mátxcơva yêu cầu Ankara phải xin lỗi về vụ bắn hạ máy bay Su-24.

Nga cáo buộc Tổng thống Erdogan thu lợi từ hoạt động buôn bán dầu bất hợp pháp với các phần tử thánh chiến IS.

Ông Putin cũng từ chối lời đề nghị gặp mặt của ông Erdogan tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu tại Paris hồi tháng 12 năm ngoái.

Erdogan viết thư cho Putin

Sau 7 tháng thù địch, Tổng thống Erdogan đã viết một bức thư cho người đồng cấp Putin vào ngày 27/6/2016, trong đó bày tỏ lời chia buồn vì việc máy bay Su-24 bị bắn hạ, đồng thời kêu gọi hai bên hàn gắn quan hệ.

Điện Kremlin cho biết bức thư bao hàm cả lời xin lỗi. Hai ngày sau đó, hai nhà lãnh đạo đã có cuộc điện đàm đầu tiên kể từ khi khủng hoảng hai nước xảy ra.

Tạp chí Hurriyet của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết bức thư được công khai sau khi hai nước bí mật nhất trí khôi phục quan hệ song phương, và căng thẳng Nga -Thổ được Tổng thống Kazakhstan Nursutan Nazarbayev và một doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ có tiếng đứng ra làm trung gian hòa giải.

Tổng thống Putin bắt đầu dỡ bỏ trừng phạt

Sau cuộc thảo luận với người đồng cấp Erdogan, ông Putin ngay lập tức thông báo chấm dứt lệnh cấm các tour du lịch trọn gói tới Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời chỉ thị cho các bộ trưởng bắt đầu dỡ bỏ lệnh cấm các chuyến bay trọn gói và bình thường hóa quan hệ thương mại với Ankara.

Động thái trên đã phần nào tháo gỡ gánh nặng cho ngành công nghiệp du lịch Thổ Nhĩ Kỳ.

Lời kêu gọi sau cuộc đảo chính

Trong một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ đang ấm dần lên, Tổng thống Putin là một trong những nhà lãnh đạo quốc tế đầu tiên lên tiếng ủng hộ người đồng cấp Erdogan sau vụ đảo chính bất thành tại Thổ Nhĩ Kỳ hôm 15/7 vừa qua.

Ankara đã chào đón động thái trên của nhà lãnh đạo điện Kremlin, trong bối cảnh chính quyền ông Erdogan triển khai công tác “thanh lọc” bộ máy triệt để nhất từ trước đến nay, khiến quan hệ với phương Tây ngày càng sứt mẻ.

Erdogan tới Nga

Tổng thống Erdogan và người đồng cấp Putin mong muốn hàn gắn quan hệ song phương. Ảnh: AP
Tổng thống Erdogan và người đồng cấp Putin mong muốn hàn gắn quan hệ song phương. Ảnh: AP

Chuyên cơ của Tổng thống Erdogan đã tới quê nhà của Tổng thống Putin, thành phố Saint Petersburg ngày 9/8/2016, đánh dấu cuộc gặp lần đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi kể từ khi Ankara bắn rơi máy bay ném bom của Mátxcơva. Cuộc gặp nhằm mục đích nối lại mối quan hệ hữu nghị song phương.

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Nga trước khi cuộc hội kiến diễn ra, ông Erdogan đã liên tục gọi ông Putin là “người bạn” và bày tỏ hy vọng hai quốc gia này có thể bắt đầu lại mối quan hệ mà “bỏ qua quá khứ”.

Lan Hạ

(Theo AFP)

tin mới

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.