Quan hệ Nhật Bản -Ukraine sẽ về đâu?

(Baonghean) - Những thăng trầm khủng hoảng là cơ hội để nhận ra ai mới là bằng hữu thực sự. Đây chính là bài học mà đất nước Ukraine nhận ra vào 2 năm trước. Trong khi phần lớn những tiếng nói phản đối các động thái của Nga tại Bán đảo Crimea xuất phát từ các quốc gia châu Âu - Đại Tây Dương, Ukraine cũng đã tìm được sự ủng hộ từ một bên đặc biệt - Nhật Bản.

Tổng thống Ukraine Poroshenko và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: dpa.
Tổng thống Ukraine Poroshenko và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: dpa.

Cách đây vài tháng, giới chức hai bên đã thông báo Nhật Bản và Ukraine đang sắp xếp kế hoạch để chuyến công du của Tổngthống Ukraine Petro Poroshenko tới thủ đô Tokyo diễn ra trước Hội nghị thượng đỉnh của nhóm 7 nền công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng tiếp tục lên tiếng ủng hộ Ukraine về cuộc xung đột đang diễn ra tại các khu vực ở miền Đông nước này.

Tuần này, Tổng thống Poroshenko đã tới Tokyo và có cuộc hội kiến Thủ tướng Shinzo Abe hôm 6/4, thu hút sự chú ý của dư luận. Trong buổi họp báo chung, ông Abe cho biết phía Nhật hối thúc Ukraine thực thi đầy đủ thỏa thuận Minsk đạt được với Nga hồi tháng 9/2014, 6 tháng sau khi Bán đảo Crimea được sáp nhập vào Nga.

Nhà lãnh đạo Nhật Bản cũng bày tỏ mong muốn phía bạn thúc đẩy cải cách nội địa, đổi lại, đất nước hoa anh đào sẽ tiếp tục các kế hoạch rót 1,9 tỷ USD trong gói hỗ trợ kinh tế từng hứa hẹn hồi năm ngoái khi ông Abe trở thành Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên có chuyến công du đến Ukraine.

Cuộc gặp song phương diễn ra chỉ 4 ngày trước Hội nghị ngoại trưởng G7 tại Hiroshima và hơn 1 tháng trước Hội nghị thượng đỉnh G7. Nga đã bị “gạt tra” khỏi khuôn khổ này kể từ khi xứ bạch dương sáp nhập Bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình, song ông Abe vẫn hứa sẽ đem vấn đề Crimea ra thảo luận tại Hội nghị G7.

Năm 2016 đánh dấu 30 năm thảm kịch hạt nhân Chernobyl và 5 năm sau trận động đất và sóng thần khủng khiếp tấn công Nhật Bản, khởi phát cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.

Nhật quyết định đầu tư và viện trợ cho đất nước Ukraine đang tiềm ẩn nguy cơ nội chiến. Ảnh baodatviet
Nhật quyết định đầu tư và viện trợ cho đất nước Ukraine đang tiềm ẩn nguy cơ nội chiến. Ảnh baodatviet

Ông Abe đã cam kết tài trợ 3,5 tỷ euro để giải quyết vấn đề nhiên liệu đã sử dụng tại Chernobyl. Đổi lại, ông Poroshenko tuyên bố 2017 sẽ là “năm Nhật Bản” tại đất nước của ông, đánh dấu 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương.

Theo tờ Diplomat, các quan hệ kinh tế và thương mại giữa 2 quốc gia thời gian qua đã trở nên mạnh mẽ hơn, bất chấp sự “thụt lùi” tạm thời khi Ukraine áp đặt các hạn chế nhập khẩu đối với mặt hàng xe hơi của Nhật Bản.

Sau cuộc khủng hoảng, Ukraine không ngại ngần tìm ý kiến cố vấn của chuyên gia kinh tế Nhật Bản. Masaru Tanaka, từng công tác tại Ngân hàng Nhật Bản sắp sửa tới Kiev để cung cấp lời khuyên trong lĩnh vực tài chính cho chính phủ Ukraine.

Những khoản đầu tư khổng lồ của Tokyo rót vào Kiev nhận được sự ca ngợi hết lời từ Bộ trưởng Tài chính UkraineNatalia Jaresko, khẳng định nỗ lực của chính phủ nhằm có được khoản đầu tư đáng kể như vậy sẽ giúp họ hoàn thành những điều chưa làm được trong 23 năm qua chỉ trong vòng 15 tháng ngắn ngủi. Rõ ràng, phía Ukraine cho rằng khoản đầu tư của Nhật Bản là vô cùng cần thiết để giúp vực dậy nền kinh tế èo uột.

Dù về mặt địa lý 2 quốc gia không phải là gần gũi, giới phân tích cho rằng ẩn sau các khoản đầu tư tài chính khổng lồ của Tokyo tại Kiev có những nguyên nhân mang tính lịch sử.

Do chịu nhiều hạn chế trong suốt thời gian dài đối với các lực lượng phòng thủ, đất nước Nhật Bản hậu Chiến tranh thế giới thứ hai chủ yếu cậy nhờ vào đầu tư tài chính để gây ảnh hưởng và tập trung sức mạnh.

Ukraine, trong khi đó, lại hội đủ điều kiện của một mục tiêu đầy hứa hẹn. Nền kinh tế này gần đây đã quay trở lại tăng trưởng dương sau cơn suy thoái năm 2014 và đầu năm 2015. Theo số liệu có được, các chính sách kinh tế của Ukraine thường cho phép quyền tự do thương mại và đầu tư.

Mặt khác, sự ủng hộ của Nhật Bản cũng hàm chứa ẩn ý địa chính trị - khi từ lâu nước này đã bất đồng với Nga về Kuril/Vùng lãnh thổ phương Bắc - quần đảo nằm giữa bờ biển Hokkaido và bán đảo Kamchatka của Nga. Nhưng liệu Tokyo có ủng hộ Ukraine dài hơi?

Những tháng gần đây, Nhật Bản đã tìm cách tăng cường hợp tác với Nga, đặc biệt trong khía cạnh thương mại và an ninh. Nhật Bản và Nga cũng nối lại các đàm phán về tranh chấp lãnh thổ đối với Quần đảo Kuril/Vùng lãnh thổ phương Bắc vốn bị đình trệ sau cuộc khủng hoảng Crimea, song song với việc thiết lập thêm một hiệp ước hòa bình hậu Chiến tranh thế giới thứ hai.

Dù có các quan hệ gần gũi hơn với Nga, Tokyo vẫn chưa phát đi tín hiệu muốn thay đổi chính sách Ukraine. Hiện quan hệ cộng tác Nhật-Nga mang tính biểu tượng nhiều hơn là thực chất. Tuy nhiên, trong dài hạn, sự ấm lên trong quan hệ song phương có thể sẽ không phải làm điềm tốt với Ukraine.

Một trong những thách thức ngoại giao lớn nhất mà chính phủ Nhật Bản đối mặt trong những năm gần đây là giành vị thế đối trọng với Nga và Ukraine, đồng thời với việc đối phó sức ép từ Mỹ - đồng minh quan trọng nhất của Nhật Bản để duy trì lập trường kiên định về vấn đề Nga.

Thủ tướng Abe đã từ chối lưu tâm lời kêu gọi từ phía Mỹ là không nên gặp gỡ người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Abe cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế trao cho Nga các cơ hội lớn hơn để hợp tác trong các vấn đề toàn cầu sau khi xứ sở bạch dương bị tách khỏi G8 do các hành động tại Ukraine.

Ukraine giờ đang ngập trong nợ nần với các khoản vay có điều kiện của IMF. Liệu nguồn vốn từ Nhật Bản có giúp vực dậy nền kinh tế nước này.
Ukraine giờ đang ngập trong nợ nần với các khoản vay có điều kiện của IMF. Liệu nguồn vốn từ Nhật Bản có giúp vực dậy nền kinh tế nước này.

Vậy các quan hệ cải thiện của Nhật Bản với Nga sẽ ảnh hưởng quan hệ với Ukraine ra sao? Vấn đề ở đây là kinh tế hay địa chính trị sẽ chi phối tình hình. Ngay cả khi Nhật Bản tiếp tục ủng hộ lệnh trừng phạt chống Nga, nếu Tokyo cho rằng tiếp tục hỗ trợ Ukraine là kiềm chế quan hệ với Nga, nước này có thể hạn chế hợp tác với Ukraine chỉ trong lĩnh vực kinh tế.

Dù còn những bất đồng song phương, Nhật Bản và Nga đã bày ra thiện chí hợp tác trong các lĩnh vực đôi bên cùng có lợi chẳng hạn như cuộc khủng hoảng an ninh gần đây tại Triều Tiên. Và như vậy, có thể Nhật Bản sẽ nhận ra rằng họ vẫn có khả năng ủng hộ Ukraine mà không cản trở quan hệ với Nga.

Xét về mặt kinh tế, Ukraine chưa mất đi người bạn Nhật Bản. Khoản đầu tư của Nhật Bản tại Ukraine nhiều khả năng vẫn tiếp tục chừng nào mà Ukraine vẫn là môi trường đủ ổn định và ít rủi ro.

Nhưng về mặt chính trị, tương lai quan hệ Nhật - Ukraine khó đoán chắc. Biết đâu đấy, khi Tokyo cho rằng cải thiện quan hệ với Nga có lợi ích lớn hơn, sự ủng hộ dành cho Ukraine từ một trong những người bạn thân thiết nhất tại châu Á sẽ chỉ còn là cơn gió thoảng.

Phú Bình

(Theo Diplomat)

tin mới

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.