Quan hệ Trung - Nhật: Gió đã đổi chiều?

(Baonghean) - Bầu không khí hữu nghị khu vực Đông Bắc Á đón nhận thêm “làn gió” mát từ Trung Quốc và Nhật Bản với nỗ lực cải thiện quan hệ song phương sau một thời gian “băng giá” vì tranh chấp lãnh thổ. Phải chăng “gió đã đổi chiều” trong quan hệ Trung - Nhật?

Bước khởi động

 Quan hệ láng giềng Trung Quốc - Nhật Bản có dấu hiệu ấm lên trong bối cảnh Đông Bắc Á đang chứng kiến những chuyển động ngoại giao tích cực. Đáng kể nhất là diễn biến xoay chiều trong quan hệ Triều Tiên và Hàn Quốc với tâm điểm đổ dồn về thượng đỉnh liên Triều dự kiến diễn ra vào cuối tháng này.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương (trái) nghị gặp Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono tại Tokyo hôm 15/4/2018. Ảnh Reuters
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị  (trái) gặp Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono tại Tokyo hôm 15/4/2018. Ảnh Reuters
Các mối quan hệ giữa Triều Tiên với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản cũng đều được cải thiện. Có thể nói, trong nhiều năm qua, đây là lần đầu tiên Đông Bắc Á chứng kiến bầu không khí chính trị hữu nghị như vậy.

Chính vì thế, dấu hiệu ấm dần lên trong quan hệ Trung - Nhật với chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong trung tuần tháng 4 này được đặc biệt chú ý.

Đây là động thái ngoại giao hiếm hoi của quan chức cao cấp Trung Quốc trong 8 năm qua, kể từ khi quan hệ Trung-Nhật “rơi vào vùng thời tiết xấu” vì tranh chấp lãnh thổ đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông. Mâu thuẫn gia tăng sau khi Chính phủ Nhật Bản giành quyền kiểm soát quần đảo này vào tháng 9/2012.

Xét về bối cảnh chính trị hai nước cũng như khu vực có thể thấy chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc tới Nhật Bản nhằm 3 mục đích.

Thứ nhất, chuyến thăm này sẽ mở đường cho chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao 3 nước Nhật-Hàn-Trung dự kiến tổ chức vào tháng tới. Tiếp sau cuộc gặp này có thể sẽ là cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Thứ hai, Ngoại trưởng Trung Quốc tới Tokyo lần này để “ấn nút” khởi động lại đối thoại kinh tế song phương đã bị ngưng trệ trong suốt 8 năm qua do căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ. 

Thứ ba, hai bên cũng sẽ trao đổi ý kiến về tình hình bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh vấn đề phi hạt nhân hóa có khả năng sẽ được đề cập trong các hội nghị thượng đỉnh sắp tới của Triều Tiên với Mỹ và với Hàn Quốc. Không loại trừ khả năng, cuộc đàm phán 6 bên về hạt nhân Triều Tiên (có sự tham gia của Trung Quốc và Nhật Bản) sẽ được nối lại trong thời gian tới.

Xây dựng mối quan hệ tin cậy

Rõ ràng, trạng thái quan hệ Trung - Nhật đã có những thay đổi rõ nét trong mấy tháng gần đây, từ tình trạng căng thẳng kéo dài sang không khí ấm áp. Hồi đầu tháng 12/2017, hai nước đã đạt được thỏa thuận sâu rộng về việc thiết lập một cơ chế liên lạc nhằm ngăn chặn các sự cố va chạm bất ngờ trên biển hoặc trên không ở khu vực tranh chấp trên Biển Hoa Đông.

Đông Bắc Á
Đông Bắc Á. Ảnh: Internet
Quan hệ giữa hai nước cũng trở nên nồng ấm hơn sau cuộc gặp hồi tháng Một vừa qua giữa Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh, trong đó hai bên nhất trí nối lại các chuyến thăm giữa lãnh đạo hai nước. Hai nước kỳ vọng năm 2018 sẽ cải thiện toàn diện mối quan hệ. Có nhiều lý do cho những bước thay đổi này.

Nhật Bản mặc dù đối đầu với Trung Quốc trong vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhưng không thể không hợp tác với nhau trong lĩnh vực kinh tế và vấn đề Triều Tiên. Đây là hai mối quan tâm lớn trong chính sách đối nội và đối ngoại của cả Bắc Kinh lẫn Tokyo.

Về kinh tế, Trung Quốc và Nhật Bản đều tỏ ra lo ngại về chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Kể từ khi đắc cử, ông Trump không ngừng chỉ trích chính sách thương mại của Trung Quốc và Nhật Bản là không công bằng và gây tổn hại cho Mỹ.

Gần đây, ông đe dọa áp thuế quan vào xuất khẩu của Trung Quốc và cũng đánh tiếng không hài lòng với Nhật Bản vì “gây khó khăn về thương mại cho Mỹ trong nhiều năm qua”. Vậy nên, dù không chỉ đích danh chính sách bảo hộ của Tổng thống Donald Trump song đối thoại kinh tế cấp cao Trung - Nhật lần này được xem như cơ hội để hai bên tái khẳng định xu hướng thương mại tự do, đồng thời tăng cường hợp tác đôi bên, tránh phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Mỹ.

Có thể thấy, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã thay thế Mỹ trở thành đối tác thương mại hàng đầu của hầu hết các quốc gia ở Châu Á, thậm chí cả các nước có liên minh quân sự với Mỹ, như Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia. Vì vậy, không khó hiểu khi Nhật Bản chọn lối đi cân bằng trong quan hệ kinh tế với Mỹ và Trung Quốc nhằm đạt được những lợi ích lớn nhất từ việc hợp tác với Bắc Kinh.

Trường hợp của Trung Quốc cũng tương tự. Trong khi chính quyền Tổng thống Donald Trump thay đổi chính sách liên tục thì Nhật Bản tương đối ổn định. Nhất là khi tranh chấp thương mại Mỹ-Trung đang căng thẳng, việc cải thiện quan hệ với Nhật Bản được xem là mong muốn của Trung Quốc muốn liên kết các nước lớn nhằm phản đối chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ. Về lâu dài, Bắc Kinh có thể xây dựng mối quan hệ kinh tế với Nhật Bản như một hình thức “bảo hiểm”.

Liên quan đến Triều Tiên, mặc dù Trung Quốc và Nhật Bản có những tính toán và cách tiếp cận riêng song đều có mối quan tâm chung về an ninh hạt nhân của Bình Nhưỡng. Một khi chiến tranh xảy ra liên quan đến hạt nhân Triều Tiên, Trung Quốc và Nhật Bản không thể tránh khỏi những hậu quả về an ninh và kinh tế. Chính vì thế, những thay đổi gần đây trong quan hệ liên Triều và Mỹ - Triều được cả Tokyo và Bắc Kinh quan tâm sát sao. Giới quan sát cho rằng, nếu Nhật Bản muốn giữ một vị trí quan trọng trong những vấn đề như Triều Tiên, thì các cuộc gặp gỡ cấp cao với Trung Quốc sẽ là cơ hội để họ đạt được điều đó.

Trong bối cảnh như vậy, việc Trung Quốc và Nhật Bản xây dựng được mối quan hệ hợp tác sẽ có ý nghĩa tích cực, vừa gia tăng lợi ích kinh tế, vừa  giảm thiểu những biến số trong chính sách ngoại giao của mỗi bên. Do đó, thông qua việc kích hoạt giao lưu cấp cao, hai nước có thể xây dựng mối quan hệ tin cậy lẫn nhau, mở ra cục diện mới cho quan hệ song phương.

tin mới

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.