Các nước EU nổi giận vì lệnh cấm nhập cảnh của Nga

 Lệnh cấm nhập cảnh đối với 89 công dân EU của Nga đã khiến các nước thành viên EU nổi giận, yêu cầu Moscow có lời giải thích thỏa đáng.
Động thái này của Nga cũng khiến mối quan hệ vốn đang căng thẳng với EU liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine càng trở nên trầm trọng hơn.
Tổng thống Nga Putin (Ảnh AFP)
Tổng thống Nga Putin (Ảnh AFP)

Danh sách cấm nhập cảnh vào Nga bao gồm 89 chính trị gia và lãnh đạo quân đội, tình báo các nước EU gồm Đức, Anh, Bỉ, Ba Lan, Pháp, Latvia, Litva, Estonia, Đan Mạch, Phần Lan, Séc, Romania, Bulgaria và Tây Ban Nha.

Theo nhiều nguồn tin, danh sách này có một số nhân vật tầm cỡ như cựu Phó Thủ tướng Anh Nick Clegg, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Malcolm Rifkind, cựu Thủ tướng Bỉ Guy Verhofstadt, thậm chí là một số quan chức đương nhiệm như Thứ trưởng Bộ Tư pháp Ba Lan Robert Kupiecki.
Cựu Đại sứ Bulgaria tại Nga Ilian Vassilev tỏ ra không bất ngờ về việc tên ông nằm trong danh sách này.
“Tôi đã dự đoán điều này sẽ xảy ra nhưng tôi bất ngờ vì tôi khá nhỏ bé so với những cái tên khác trong danh sách từng hoặc đang giữ chức vụ Phó Thủ tướng, Bộ trưởng. Điều đáng lo ngại nhất là danh sách này cho thấy một mức độ mới về đối đấu giữa 2 bên”, ông Vassilev nói.
Bà Anna Maria Corraza Bildt, thành viên Nghị viện châu Âu (EP), đồng thời là phu nhân của cựu Thủ tướng Thụy Điển Carl Bildt cũng nằm trong danh sách đen.
Ngoại trưởng Thụy Điển Margot Wallstrom ngày 30/5 đã yêu cầu Nga giải thích về lệnh cấm nhập cảnh đối với những người này, trong đó có 8 công dân Thụy Điển.
Bà Wallstrom nêu rõ: “Nga có quyền đưa ra danh sách trên nhưng cần phải có một cách giải thích hợp lý về việc vì sao lại cấm nhập cảnh đối với những người này. Theo như chúng tôi hiểu thì đây là một động thái phản ứng lại với lệnh cấm tương tự từ phía EU. Nhưng lệnh cấm của EU hoàn toàn minh bạch và hơn hết, nó giải thích vì sao từng cái tên lại có trong danh sách này. ành động của Nga không đóng góp cho việc tăng cường lòng tin đối với họ”.
Từ khi bán đáo Crimea sáp nhập Nga tháng 3 năm ngoái, EU đã áp đặt hàng loạt cấm vận về kinh tế, thị thực và đóng băng tài sản nhiều công dân và tổ chức của Nga cũng như Ukraine. Lý do là Phương Tây cáo buộc Nga cung cấp vũ khí và gửi quân yểm trợ lực lượng đối lập ở miền Đông Ukraine song Mátxcơva luôn bác bỏ cáo buộc này.
Một phát ngôn viên cơ quan ngoại giao EU tại Brussels, Bỉ cho biết, động thái đáp trả của Nga không mới vì thực tế Moscowmột số chính trị gia của liên minh này nhập cảnh trong vài tháng gần đây, nhưng đến nay vẫn từ chối công bố danh sách.
Biện hộ cho lý do giữ kín bản danh sách, Thứ trưởng ngoại giao Nga Alexei Meshkov từng cho biết, Moscow muốn bảo vệ thông tin cá nhân của những người trong danh sách bị cấm nhập cảnh, đồng thời khẳng định “những người trong danh sách không phải tình cờ mà bị cấm” và danh sách “không bao gồm các nhà lãnh đạo hoặc quan chức cấp cao”.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho biết, chính phủ Hà Lan vẫn phản đối động thái này của Nga và cho rằng, danh sách cấm vận mà phía Nga ban hành “không dựa trên luật pháp quốc tế, không minh bạch và không được thừa nhận” tại tòa án của luật pháp.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã chỉ trích Nga về hành động này, cho rằng Moscow không nên công bố danh sách cấm nhập cảnh vào thời điểm hiện nay khi các bên đang nỗ lực giảm xung đột tại Trung Âu./.
Theo VOV.VN

tin mới

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?