Đồng nhân dân tệ lại trượt giá

(Baonghean.vn) - Đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong 4 năm hôm 12/8, chỉ 1 ngày sau khi nước này phá giá đồng NDT trong một động thái gây e sợ về một cuộc chiến tiền tệ toàn cầu và đặt ra quan ngại rằng Bắc Kinh đang tìm cách hỗ trợ các nhà xuất khẩu.

Đồng NDT của Trung Quốc tiếp tục giảm giá hôm 12/8. Ảnh: Reuters.
Đồng NDT của Trung Quốc tiếp tục giảm giá hôm 12/8. Ảnh: Reuters.

Tỷ giá giao ngay giảm xuống còn 6,43 NDT đổi 1 USD, yếu nhất kể từ tháng 8/2011, sau khi ngân hàng trung ương Trung Quốc đặt mức tham chiếu trung bình hàng ngày thậm chí còn thấp hơn mức phá giá hôm 11/8. Đồng NDT còn tụt giá hơn trong thương mại quốc tế, chạm mức 6,57.

Ngân hàng trung ương nước này, vốn miêu tả hành động phá giá là bước đi giúp đồng NDT phản ứng tốt hơn trước các tác nhân thị trường, hôm 12/8 đã tìm cách tái bảo đảm với các thị trường tài chính rằng họ không phải đang khơi mào một sự sụt giảm đều đặn. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phát biểu trong một tuyên bố: “Nhìn vào tình hình kinh tế quốc tế và trong nước, hiện không có cơ sở để xảy ra xu hướng tiếp tục giảm giá đồng NDT”.

Vụ phá giá hôm 11/8 xảy ra sau khi có những hoài nghi tăng lên của thị trường cho rằng Trung Quốc đang bắt đầu trượt dài hạn về tỷ giá hối đoái. Đồng NDT rẻ hơn sẽ giúp ích cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc bằng cách khiến chúng cạnh tranh về giá hơn trên các thị trường nước ngoài. Cuối tuần trước, số liệu cho thấy xuất khẩu nước này giảm 8,3% trong tháng 7 và giá sản xuất giảm phát trong năm thứ 4.

Thêm nhiều chỉ số được đưa ra hôm 12/8 về sản lượng nhà máy, doanh số bán lẻ và đầu tư tài sản cố định dự kiến sẽ nhấn mạnh sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng động thái của Trung Quốc nhằm khiến đồng NDT phản ứng tốt hơn trước các tác nhân thị trường tỏ ra là một bước đi đáng hoan nghênh và Bắc Kinh nên nhắm tới việc đạt được một tỷ giá hối đoái thả nổi trên thực tế trong 2-3 năm nữa.

Bắc Kinh đang vận động IMF bổ sung đồng NDT vào giỏ đồng tiền dự trữ có tên gọi Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) mà cơ quan này sử dụng để cho các nước vay. Một người phát ngôn IMF cho biết trong tuyên bố gửi qua thư điện tử: “Linh hoạt tỷ giá hối đoái hơn là cần thiết đối với Trung Quốc khi nước này cố gắng trao cho các tác nhân thị trường vai trò quyết định trong nền kinh tế và nhanh chóng hội nhập vào các thị trường tài chính toàn cầu”.

Phú Bình

(Theo Reuters)

tin mới

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.