Điểm sáng hiếm hoi cho kế hoạch hòa bình cho Syria

(Baonghean.vn) - Ngày 18/12, hơn bốn năm rưỡi kể từ khi xảy ra cuộc xung đột đẫm máu ở Syria, cuối cùng các cường quốc đã đồng ý thông qua một nghị quyết Liên Hợp Quốc ủng hộ kế hoạch hòa bình do Nga và Mỹ đề xuất cho Syria. Đây được đánh giá như điểm sáng hiếm hoi cho tương lai vốn không mấy sáng sủa của đất nước Trung Đông này.
12
Ngoại trưởng Mỹ John Kery và người đồng cấp Nga Serguei Lavrov cùng Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ky Moon hôm 18/12 tại New York. ẢNh AFP
Sau nhiều phiên đàm phán khó khăn, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu nhất trí thông qua văn bản ủng hộ kế hoạch hòa bình cho Syria mà các bên từng ký kết tại Vienna hôm 14/11. 
Nghị quyết này sẽ phác thảo các lộ trình cho quá trình chuyển đổi chính trị tại Syria với điểm nhấn là việc tổ chức nhanh chóng các cuộc đàm phán hòa bình giữa chính phủ Syria và phe đối lập.
Các cương quốc yêu cầu Liên Hợp Quốc nhóm họp lại các bên trong cuộc xung đột lại với nhau vào “đầu năm 2016” để họ “khẩn trương tiến hành các cuộc đàm phán chính thức về một quá trình chuyển đổi chính trị”.
Nghị quyết còn quy định về việc hình thành một lệnh ngừng bắn trong 1 tháng và yêu cầu tất cả các bên trong cuộc xung đột “ngay lập tức chấm dứt các vụ tấn công nhằm vào thường dân”. Nghi quyết cho phép lập ra một chính phủ chuyến tiếp và xác định “người dân Syria sẽ là người quyết định tương lại của Syria”.
Cuối cùng, nghị quyết sẽ hỗ trợ việc thành lập “một chính phủ uy tín, toàn diện và không chia bè kéo cánh trong vòng 6 tháng” với các điều khoản cho một hiến pháp mới và “tổ chức một cuộc bầu cử tự do, công bằng trong vòng 18 tháng”. Tất cả người dân Syria kể cả những người đang sống ở hải ngoại cũng có thể tham gia vào các cuộc bầu cử.
Sau cuộc đàm phán marathon tại Moscow hôm 15/12, Mỹ đã nhận được sự ủng hộ từ phía Nga cho kế hoạch hòa bình ở Syria. Tuy nhiên, điểm bất đồng chính về số phận ông Bashar Al Assad vẫn luôn là rào cản lớn nhất giữa 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Nghị quyết được thông qua hôm 18/12 không hề đề cập đến chính quyền ông Assad.
Trong bài phát biểu hôm 17/12, Tổng thống Obama dứt khoát nhắc lại rằng ông Assad sẽ phải ra đi và Syria sẽ không có hòa bình nếu “không có một chính phủ hợp pháp”. Thậm chí, tuyên bố tại Liên Hợp Quốc, Pháp còn “đảm bảo” về sự ra đi của ông Assad và điều này “không chỉ cần thiết vì lý do đạo đức mà còn để đảm bảo hiệu quả” cho quá trình chuyển đổi chính trị ở Syria.
Chu Thanh
(Theo Le Monde)

tin mới

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?