Thế giới kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động như thế nào?

(Baonghean.vn) - Hằng năm, người lao động trên toàn thế giới lại cùng nhau kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5. Rất nhiều hình thức phong phú đã được các quốc gia tổ chức để kỷ niệm ngày lễ quan trọng của người lao động này. Và điều thú vị là không phải quốc gia nào cũng tổ chức vào đúng ngày 1/5. 
Lực lượng cảnh sát chặn dòng di chuyển của đoàn người biểu tình gần quảng trường Taksim, Thổ Nhĩ Kỳ tháng 5/2015. Ảnh:Internet
Lực lượng cảnh sát chặn dòng di chuyển của đoàn người biểu tình gần quảng trường Taksim, Thổ Nhĩ Kỳ tháng 5/2015. Ảnh:Internet
Tại Đức
Cũng như Việt Nam, người Đức kỷ niệm Ngày Quốc tế lao động vào 1/5. Tất cả công nhân, người lao động đều được nghỉ trong dịp này. Theo truyền thống, mọi người thường cài một bông hoa cẩm chướng đỏ trên ve áo. Thói quen này bắt nguồn từ cuộc biểu tình ngày 1/5/1890 - hôm đó những người tham gia đoàn diễu hành đã dùng hoa cẩm chướng đỏ làm dấu hiệu để nhận ra nhau.
Tại Nga
Ở Nga, từ năm 1992, ngày Quốc tế Lao động 1/5 được gọi là Ngày lễ Lao Động và Mùa Xuân. Ngày này, trên toàn nước Nga luôn diễn ra các hoạt động quần chúng sôi nổi. Các cuộc diễu hành hoành tráng do Đảng Cộng sản Liên bang Nga tổ chức tại Quảng trường Cách mạng Tháng Mười ở Thủ đô Moskva thường có hàng chục ngàn người tham gia. 
Tuần hành kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động tại thủ đô La Habana, Cuba ngày 1/5. (Ảnh: THX/TTXVN)
Tuần hành kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động tại thủ đô La Habana, Cuba. Ảnh: THX/TTXVN

Tại Australia

Tại xứ sở của những chú Kanguru, ngày Quốc tế Lao động thay đổi theo từng vùng. Vào ngày 1/5, chỉ một số nghiệp đoàn của Đảng Xã hội và Cộng sản tổ chức kỷ niệm trọng thể cho công nhân và người lao động. Nhưng ở miền Tây, người dân lại lấy ngày 4/3 để nghỉ ngơi, vui chơi. Còn vùng Queensland và miền Bắc lại chọn ngày 6/5. Thủ phủ Canberra, thành phố lớn Sydney và miền nam Australia thì lấy ngày 7/10.
Tại Canada
Người dân Quebec tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động vào ngày 29/4 hằng năm. Hàng ngàn người tuần hành trên đại lộ Viau, sau đó đổ về công viên Maisonneuve nghe đọc diễn văn và xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật.
Tại Mỹ
Tháng 1/1884, tại thành phố công nghiệp Chicago, Đại hội liên đoàn Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: “…Từ ngày 1/5/1886, thời gian làm việc của công nhân sẽ là 8h/ngày”. Vì lẽ đó mà 1/5 được chọn là Ngày quốc tế lao động của Mỹ. Hằng năm cứ vào ngày này, hợp đồng mới giữa chủ và công nhân lại được ký kết. Người dân trên toàn nước Mỹ thường tổ chức diễu hành quy mô lớn.
Tại Hà Lan
 Hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động ở Hà Lan. Ảnh:Internet
Hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động ở Hà Lan. Ảnh:Internet
Vào ngày 1/5, người dân ở bang Fribourg, một bang nhỏ của Hà lan lại tổ chức ca hát, chia bánh kẹo và thưởng tiền lẻ cho trẻ với quan niệm đó là ngày đầu tiên của mùa xuân nên làm như vậy sẽ đem lại may mắn cho cả năm. Thông thường, người Hà Lan vẫn làm việc vào 1/5, chỉ một số công ty và tổ chức nước ngoài cho phép nhân viên được nghỉ.
Tại Nhật Bản
Nhật Bản không kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động. Tuy nhiên, trong tuần đầu tiên của tháng 5, mọi người đều được nghỉ làm và tổ chức các lễ hội.
Tại Pháp
Ngày 1/5/1891, một cuộc biểu tình lớn của công nhân đã xảy ra ở vùng Fourmies, miền Bắc nước Pháp. Để dẹp loạn, binh lính quốc gia đã xả súng và bắn chết 10 người trong đó có một cô gái tên là Marie Blindeau, mang trên mình bộ quần áo trắng tinh khiết. Để tưởng nhớ sự kiện này người Pháp đã lấy hoa Linh lan - một loài hoa nhỏ có màu trắng, hương thơm dịu nhẹ, nở vào ngày đầu tiên của tháng Năm làm biểu tượng, linh hồn của ngày 1/5. Hằng năm, cứ vào dịp này, người Pháp náo nức trang hoàng nhà cửa và tặng bạn bè một bó hoa Linh lan.
Tại Indonesia
Kỷ niệm Ngày Quốc tế lao động ở Jakarta (Indonesia). (Ảnh: News.cn)
Kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động ở Jakarta (Indonesia). Ảnh: News.cn
Bắt đầu từ năm 2014, Ngày Quốc tế Lao động 1/5 ở Indonesia mới được công nhận là ngày nghỉ lễ quốc gia ở "đất nước vạn đảo” này. Tại thủ đô Jakatar, Liên đoàn Liên minh Lao động Indonesia (KPSI) - một trong những tổ chức lớn nhất của người lao động ở quốc đảo này tổ chức các cuộc mít tinh, tuần hành và biểu tình với sự tham gia của hơn 120.000 công nhân, 10.000 giáo viên cùng hàng nghìn người lao động tại thủ đô và khoảng 20 tỉnh. 

Lịch sử đã ghi, cách nay 130 năm, ngày 1/5/1886, do yêu cầu không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực với giới chủ. Từ cuộc bãi công đầu tiên tại thành phố Chicago với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!”, 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia đã nổ ra trên khắp nước Mỹ.

Ở Washington, New York, Baltimore, Boston…hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ làm 8 giờ. Giới chủ đuổi đã bằng nhiều hình thức phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Hậu quả của nó đã khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt…

Ngày 20/6/1889, ba năm sau “thảm kịch” tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng sản lần II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước. Cho đến nay, ngày Quốc tế Lao động 1/5 vẫn được xem là ngày hội của người lao động tại nhiều quốc gia. Nhiều quyền lợi, nhiều chính sách vẫn tiếp tục yêu cầu được cải thiện, được thay đổi cho người lao động toàn cầu vào dịp này hàng năm.  

Hà Chi 

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí.